ĐHCĐ Techcombank: Ưu tiên bất động sản, tập trung khách hàng lớn Vingroup, Sun Group

Sáng 20/6, Techcombank (HoSE: TCB) họp cổ đông thường niên 2020, trình kế hoạch lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 13.000 tỷ đồng, tăng 1% so với năm trước. Dư nợ tín dụng được đặt kế hoạch tăng 13% hoặc cao hơn ở mức 291.586 tỷ đồng. Huy động vốn tăng 13% lên 268.820 tỷ đồng và tổng tài sản tăng 12% lên 431.483 tỷ đồng. Ngân hàng cũng đặt chỉ tiêu kiểm soát nợ xấu dưới 3%.
Ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch HĐQT Techcombank, cho biết năm nay kế hoạch ngân hàng đề ra tương đối thận trọng. HĐQT cũng cần phải tính đến trường hợp một số khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19 và cơ cấu lại nợ nên lãi dự thu có thể giảm dù nợ xấu có thể không tăng.
Các chỉ số cốt lõi sẽ được giữ tương đương năm 2019, tỷ lệ biên lãi thuần (NIM) duy trì trên 4%. Ngân hàng sẽ quản lý chi phí dưới khía cạnh dịch vụ, giao dịch hàng ngày, tạo tập khách hàng có tính kết dính, thông qua giao dịch hàng ngày. Nhờ đó, NIM được tối ưu, trong khi lãi suất cho vay cạnh tranh.
Thu nhập hoạt động dự kiến tăng 8%, các cấu phần thu nhập từ lãi sẽ tăng tương đương. Ngân hàng sẽ tiếp tục đa dạng hóa nguồn thu ngoài lãi từ thẻ, phí bảo hiểm, trái phiếu và dịch vụ. Nhóm này nói chung vẫn là nguồn thu chủ chốt.
Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) 35-36% duy trì ở mức cạnh tranh. Ngân hàng sẽ tiếp tục hỗ trợ khách hàng, đầu tư vào công nghệ dữ liệu. Biên lợi nhuận giảm do thực hiện hỗ trợ Covid-19.
Tập trung vào Vingroup và Sun Group, nhóm chiếm 70% thị phần ngành vui chơi giải trí
Nói về định hướng tập trung của ngân hàng, ông Hồ Hùng Anh cho biết lựa chọn lĩnh vực nghĩ là tốt nhất để tham gia mà không dàn trải. Bất động sản là lĩnh vực ngân hàng ưu tiên, ngân hàng có lợi thế, thị trường phát triển nhanh. Với mảng này, ngân hàng có thể kiểm soát rủi ro và định hướng về hoạt động kinh doanh. Đến nay, các kết quả cho thấy lựa chọn này là hợp lý trong những năm qua.
Techcombank không phục vụ tất cả các khách hàng. Ngân hàng sẽ sự lựa chọn khách hàng lớn trên thị trường, có vị thế và được xem xét cẩn trọng. Ngân hàng tiếp cận nhiều khách hàng và nhiều lĩnh vực mà không kiểm soát được rủi ro.
Trong chiến lược của Techcombank, ngân hàng không chỉ tập trung vào một lĩnh vực nhưng cần có thời gian để xây dựng và tiếp cận các lĩnh vực khác. Ngân hàng đang phát triển về FMCG và vui chơi giải trí. Hiện nay, nếu không phát triển nền tảng hệ thống và đẩy mạnh số hóa, những lĩnh vực này không dễ kiếm soát rủi ro và mang về lợi nhuận.
DHCD Techcombank: Uu tien bat dong san, tap trung khach hang lon Vingroup, Sun Group
 Họp ĐHCĐ thường niên Techcomnbank. Ảnh: L.H
Trong dịch bệnh vừa qua, các lĩnh vực ảnh hưởng lớn nhất là hàng không, dệt may, du lịch…, có tác động đến Techcombank nhưng không nhiều. Việc kiểm soát rủi ro của những lĩnh vực trên thực hiện theo mô hình khác nên ngân hàng rất thận trọng trong việc chưa xây dựng được mô hình nếu không phát triển khách hàng. Phương châm của ngân hàng là chỉ lựa chọn một số khách hàng tốt. Đơn cử, trong lĩnh vực vui chơi giải trí, Sun Group và Vingroup chiếm 70% thị phần. Techcombank không nghĩ sẽ tiếp tục phát triển mở rộng các khách hàng khác vì chỉ cần tập trung tốt vào nhóm này.
Lãnh đạo ngân hàng cho biết Techcombank có được hiệu quả rủi ro thấp nhưng lợi nhuận cao chính là nhờ việc tập trung và chọn lựa khách hàng. “Tại sao tập trung, thay vì làm việc với 10 khách hàng, ngân hàng chỉ cần tập trung vào 3 khách hàng tốt nhất, lớn nhất. Bên cạnh đó, Techcombank vẫn kiên định với việc tăng CASA”, Chủ tịch Techcombank nói.
Đề cập đến rủi ro bất động sản đóng băng, Chủ tịch Techcombank nói việc kiểm soát rủi ro của ngân hàng thực hiện trên Basel II. Hệ số CAR tại Techcombank đang cao nhất trong nhóm ngân hàng. Mặt khác, dư nợ lĩnh vực bất động sản của Techcombank tương đối lớn nhưng nêu so với các tổ chức khác thì không quá cao. Ngân hàng rất minh bạch về cơ cấu cho vay mua nhà, cho vay kinh doanh.
Mặt khác, ông Hùng Anh cũng cho rằng nhu cầu đầu tư bất động sản của các khách hàng cá nhân rất lớn, việc ngân hàng lựa chọn phục vụ nhu cầu này là bình thường.
Phát hành gần 4,8 triệu ESOP
Tại đại hội, HĐQT trình cổ đông phương án phát hành gần 4,8 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn người lao động (ESOP) với giá 10.000 đồng/cp, dự kiến nâng vốn điều lệ từ 35.001 tỷ đồng lên 35.049 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự kiến trong quý III và quý IV, ủy quyền cho HĐQT quyết định thời điểm cụ thể. Cổ phần phát hành không bị hạn chế chuyển nhượng. Số tiền thu về sẽ được bổ sung vốn cho hoạt động của ngân hàng.
Trước ý kiến về việc chương trình ESOP liệu có hiệu quả để “giữ chân” nhân viên, đại diện Techcombank cho biết dành cho người có thành tích cao từ năm 2017, năm 2018 đánh giá và cấp quyền cho người hưởng. Các yêu cầu đặt ra là về trách nhiệm công việc, đảm bảo khả năng gắn kết.
Năm 2019, ngân hàng lãi trước thuế 12.838 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2018. Sau khi trích các quỹ, ngân hàng nâng lợi nhuận tích lũy chưa phân phối lên 17.634 tỷ đồng. Techcombank sẽ tiếp tục không chia nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực tài chính. Tính đến cuối năm trước, tỷ lệ an toàn vốn ở mức 16,6%, cao nhất trong số các ngân hàng.
Techcombank cũng vừa huy động thêm 500 triệu USD qua giao dịch cho vay hợp vốn, con số lớn nhất giữa một ngân hàng Việt Nam với ngân hàng quốc tế.
Kết thúc phiên họp đại hội, mọi nội dung đều được cổ đông thông qua.
Lê Hải/Theo NDH

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN