Chứng khoán ngày 9/5: BID và MBB khuyến nghị mua, BVH khả quan

Một số mã chứng khoán được các công ty chứng khoán khuyến nghị trước phiên giao dịch ngày 9/5.
BVH – Triển vọng tích cực chưa được thị trường phản ánh
VNDirect:  KQKD Q1/23 của BVH ghi nhận hiệu suất đầu tư được cải thiện đáng kể.
BVH ghi nhận phí bảo hiểm (BH) gốc và LN ròng của cổ đông tập đoàn lần lượt là 10,6 nghìn tỷ đồng (+3,1% svck) và 528 tỷ đồng (+9,8% svck ). LN tăng chủ yếu nhờ LN từ HĐ tài chính tăng 23,0% svck và bị kéo xuống một phần bởi lỗ từ HĐKD BH tăng 32,8% svck. Hoạt động đầu tư là điểm sáng trong quý khi lợi suất đầu tư được cải thiện đáng kể tăng 80 điểm cơ bản svck lên 6,5%, chủ yếu nhờ lãi suất tiền gửi tăng lên tới 6,7% (+175 điểm cơ bản svck) và hoàn nhập dự phòng 92 tỷ đồng.
Bảo hiểm nhân thọ: Phí tăng trưởng tích cực hơn trung bình ngành
Phí BH gốc tăng 3,2% svck lên ~8,0 nghìn tỷ đồng trong Q1/23, cao hơn so với mức giảm 1,4% svck của toàn ngành. Sự vượt trội của BVH khả năng cao là nhờ việc gần như 100% doanh thu của BVH đến từ kênh đại lý và chỉ rất ít từ kênh banca, vốn đang bị thanh tra gắt gao trong thời gian gần đây. Bên cạnh đó, tăng trưởng tín dụng thấp có thể cũng đã làm doanh số banca yếu hơn. Biên LN từ HĐKD BH nhân thọ của BVH là -22,2% (-410 điểm cơ bản svck), với chi phí bồi thường và đáo hạn tăng đột biến (+35,7% svck) trong khi tỷ lệ dự phòng giảm mạnh (-480 điểm cơ bản svck) và tỷ lệ chi phí hoa hồng & bán hàng tụt về mức 13,0% (-80 điểm cơ bản svck). LN ròng đạt 298 tỷ đồng, tăng 12,4% svck và chiếm 55% LN của BVH.
Bảo hiểm phi nhân thọ: KQKD ổn định về cả tăng trưởng lẫn biên lợi nhuận
Phí BH gốc tăng 2,5% svck đạt 2,6 nghìn tỷ đồng, ngang với mức tăng trưởng của ngành là 2,6%. Theo ước tính của VND, tỷ lệ kết hợp của BVH đã tăng 3,3đ % svck lên 102,7% từ mức nền thấp trong Q1/22 do tác động của COVID-19. Trong khi đó, các DN BH niêm yết khác (ngoại trừ PTI) có tỷ lệ kết hợp tăng 2,9đ % svck. LN ròng mảng phi nhân thọ đạt 69 tỷ đồng, giảm 16,1% svck và chiếm 13% tổng LN của BVH. Ban lãnh đạo cho rằng với KQ Q1/23, mảng BH phi nhân thọ vẫn đang bám sát tiến độ kế hoạch LN cả năm 2023 là 320 tỷ đồng (+30% svck).
Khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu 60.000đ/cp
VNDirect cho rằng triển vọng tăng trưởng LN mạnh mẽ trong 2023-24 của BVH chưa được thị trường phản ánh. Hai động lực tăng trưởng hết sức rõ ràng sẽ giúp BVH cải thiện đáng kể ROE trong 2 năm tới bao gồm: 1) lợi suất đầu tư được cải thiện nhờ nền lãi suất tăng cao và 2) lợi suất trái phiếu chính phủ tăng sẽ giúp giảm bớt áp lực dự phòng ở mảng nhân thọ.
Chúng tôi tăng dự phóng LN 2023 thêm 5,7% lên 2.362 tỷ đồng nhưng giảm 5,3% dự phóng 2024 xuống 2.652 tỷ đồng để phản ánh việc lãi suất tiền gửi có thể điều chỉnh trong 2024 từ nền cao trong 2023, tuy nhiên quan trọng là vẫn sẽ cao hơn nhiều so với giai đoạn 2020-22. Duy trì khuyến nghị Khả quan với giá mục tiêu điều chỉnh là 60.000đ/cp, dựa trên P/B 2023 là 2,0 lần, thấp hơn mức trước đó là 2,2 lần, chủ yếu để phản ánh kỳ vọng tăng trưởng phí BH và lợi suất đầu tư thấp hơn trong 2024.
BID: Giảm dự phòng giúp tăng lợi nhuận, khuyến nghị mua
Chứng khoán Yuanta: BIDV công bố LNST của CĐCT mẹ (PATMI) trong Q1/2023 là 5,5 nghìn tỷ đồng (+31% QoQ/+53% YoY), hoàn thành 28% dự báo của chúng tôi. Lợi nhuận QoQ tăng chủ yếu là do chi phí hoạt động giảm, trong khi mức tăng YoY đến từ thu nhập lãi thuần cao hơn và trích lập dự phòng thấp hơn. 
Cho vay khách hàng tăng 4,9% QoQ đạt 1.597 nghìn tỷ đồng, trong khi tiền gửi của khách hàng chỉ tăng 1,6% QoQ đạt 1.497 nghìn tỷ đồng tại thời điểm cuối Q1/2023.
Thu nhập lãi ròng (net-II) trong Q1/2023 là 13,9 nghìn tỷ đồng (-4% QoQ/ nhưng +9% YoY). Chúng tôi ước tính tỷ lệ NIM tính trên bình quân tổng tài sản trong Q1/2023 là 2,64% (-15 điểm cơ bản QoQ /-21 điểm cơ bản YoY).
Thu nhập phí ròng trong Q1/2023 là 1,5 nghìn tỷ đồng (+5% QoQ/+19% YoY), nhưng số liệu chi tiết không được công bố. Điều này khá bất ngờ khi hầu hết các ngân hàng khác đều công bố thu nhập phí giảm trong Q1/2023.
Lãi ròng từ ngoại hối trong Q1/2023 là 673 tỷ đồng (-40% QoQ /nhưng +15% YoY).
Chi phí hoạt động là 4,8 nghìn tỷ đồng trong Q1/2023 (-36% QoQ/+12% YoY), đóng góp chính vào tăng trưởng lợi nhuận QoQ trong Q1/2023. Chúng tôi ước tính CIR (điều chỉnh) là 29,6% (-14 điểm phần trăm QoQ /nhưng +37 điểm phần trăm YoY).
Trích lập dự phòng là 5,5 nghìn tỷ đồng (+17% QoQ/ nhưng -25% YoY) trong Q1/2023, đây là khoản mục chính thúc đẩy lợi nhuận YoY.
Thu nhập ròng khác (chủ yếu đến từ thu hồi nợ xấu) là 977 tỷ đồng (+170% QoQ/-33% YoY) trong Q1/2023.
Tỷ lệ nợ xấu tăng lên 1,55% (+39 điểm cơ bản QoQ /+58 điểm cơ bản YoY) trong Q1/2023. Nợ xấu nhóm 3 tăng +127% QoQ/+214% YoY và nợ xấu nhóm 4 tăng +59% QoQ/+55% YoY. Ngoài ra, các khoản vay nhóm 2 tăng +45% QoQ/+87% YoY. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) giảm xuống 171% (-46 điểm phần trăm QoQ/-88 điểm phần trăm YoY) trong Q1/2023.
Tiền gửi CASA là 243 nghìn tỷ đồng (-13% QoQ/-14% YoY). Tỷ lệ CASA giảm xuống 16,2% tại thời điểm cuối Q1/2023 (-2,7 điểm phần trăm QoQ /-4,1 điểm phần trăm YoY).
Chung khoan ngay 9/5: BID va MBB khuyen nghi mua, BVH kha quan-Hinh-2
 
MBB: Ngôi sao nổi bật của ngành ngân hàng nhưng cũng nhiều rủi ro
Chứng khoán Phú Hưng (PHS): Đến cuối năm 2022, Thu nhập lãi thuần của MBB tăng 37.5%YoY lên 36,023 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế năm 2022 tăng mạnh 37% YoY lên 18,155 tỷ đồng nhờ hoạt động cho vay cải thiện. Đến cuối năm 2022, NIM cải thiện 66 bps so với cuối năm 2021 lên 5.82%, top 25% ngân hàng có NIM cao nhất năm 2022. Tín dụng của MBB tăng trưởng 25% YTD, top 2 ngân hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Chất lượng tài sản suy giảm so với cuối năm 2021. Tỷ lệ nợ xấu của MBB năm 2022 là 1.09%, tăng 10 bps YoY và thấp hơn mức trung bình ngành là 1.67%. 
Top 2 ngân hàng có Tỷ suất Lợi nhuận trên vốn (ROE) cao nhất toàn ngành. ROE của MBB liên tục cải thiện trong giai đoạn từ 2016-2021 từ 11.7% vào năm 2016 lên 25.6% vào năm 2022, thuộc top 2 ngân hàng có ROE cao nhất ngành nhờ NIM vượt trội.
Nhận chuyển giao bắt buộc. MBB có các quyền lợi chính sau khi nhận chuyển giao bắt buộc 1 TCTD: (1) MB không phải thực hiện hợp nhất BCTC của TCTD được chuyển giao bắt buộc; MB được loại trừ TCTD được chuyển giao bắt buộc đó khi tính tỷ lệ an toàn vốn hợp nhất; (2) Việc nhận chuyển giao bắt buộc một TCTD giúp MB tăng trưởng quy mô cao hơn mức tăng trưởng bình quân thị trường khoảng 1.5-2x 3-5 năm; (3) Việc tối ưu mạng lưới kênh phân phối của MB và TCTD được chuyển giao bắt buộc (dự kiến khoảng 401 điểm mạng lưới trên toàn quốc) sẽ tăng độ bao phủ phục vụ khách hàng và nâng cao giá trị thương hiệu cho MBB và những lợi ích khác.
Định giá & khuyến nghị: Chúng tôi dự báo tăng trưởng tín dụng năm 2023 đạt 17.3%, thấp hơn mức tăng trưởng 25% trong năm 2022 do sự tăng trưởng chậm lại của danh mục trái phiếu doanh nghiệp do thị trường bất động sản và viễn cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn.
Chúng tôi dự phóng NIM trong năm 2023 của MBB giảm 29 bps còn 5.53%, do lãi suất giảm ảnh hưởng đến hoạt động cho vay và danh mục trái phiếu doanh nghiệp của ngân hàng.
Việc Thông tư 14 hết hiệu lực và nền kinh tế gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến chất lượng tài sản của ngân hàng. Chúng tôi dự phóng tỷ lệ nợ xấu sẽ tăng 10 điểm cơ bản lên 1.19%, trong khi chi phí dự phòng sẽ tăng 22.4%YoY lên 9,854 tỷ đồng và tỷ lệ dự phòng rủi ro cho vay sẽ tăng lên 245.9%.
Sử dụng phương pháp định giá chiết khấu thu nhập thặng dư (Residual Income) và P/B, chúng tôi xác định giá trị hợp lý đối với mỗi cổ phiếu MBB là 27,800VNĐ/CP. Khuyến nghị: Mua đối với cổ phiếu này.
Rủi ro:
(1) Rủi ro lãi suất; (2) Rủi ro nợ xấu; (3) Rủi ro cạnh tranh; (4) Rủi ro trái phiếu doanh nghiệp.
Minh An

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN