Chứng khoán ngày 7/10: Cổ phiếu nào nên chú ý?

Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 7/10.

Khuyến nghị mua GVR với giá mục tiêu 40.200 đồng/cp

CTCK Phú Hưng (PHS): Trong quý 2/2021, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR) ghi nhận doanh thu thuần tăng trưởng 77% so với cùng kỳ năm ngoái và lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 110%. Tăng trưởng ở doanh thu và lợi nhuận nhờ vào mức tăng mạnh của giá cao su tự nhiên trong nửa đầu năm 2021.

Sản phẩm cao su tăng trưởng nhờ mở rộng sản xuất bao tay cao su. Nhu cầu cao do dịch bệnh đảm bảo được đơn hàng cho giai đoạn 2021 - 2022. Tuy nhiên, mảng bất động sản khu công nghiệp vẫn phải chờ phê duyệt của địa phương. Phê duyệt có thể hoàn thiện trong năm 2022, trùng với kế hoạch phát triển dự án của công ty.

Công ty đã công bố kế hoạch 5 năm trong tháng 6 với sự tập trung vào mảng bất động sản khu công nghiệp. Mảng này sẽ là động lực tăng trưởng mạnh cho công ty trong tương lai. Theo kế hoạch 5 năm, mảng bất động sản khu công nghiệp sẽ có mức tăng trưởng CAGR là 17% trong khi mảng kinh doanh cốt lõi cao su chỉ là 3,6%.

PHS vẫn duy trì dự phóng năm 2021, doanh thu 22 nghìn tỷ đồng (tăng 4% so với năm trước). Dịch bệnh diễn biến phức tạp và giá cao su hạ nhiệt dần trong tháng 6 sẽ làm giảm đà tăng trưởng doanh thu trong nửa đầu năm.

Dù vẫn duy trì doanh thu dự phóng, điều chỉnh lợi nhuận xuống 4,5 nghìn tỷ đồng (giảm 14% so với năm 2020), giảm 8% so với dự phóng trước. Trong dự phóng trước, PHS bao gồm doanh thu tài chính từ việc thoái vốn các công ty con và công ty liên kết. Tuy nhiên, việc thoái vốn có thể không diễn ra trong năm nay.

Doanh thu tài chính không có từ việc thoái vốn sẽ giảm 70% so với năm trước, tương đương với 2 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, PHS nâng biên lợi nhuận gộp của công ty từ 23% lên 27% trong năm 2021. Điều này bù vào phần thiếu từ doanh thu tài chính.

Điểm nhấn đầu tư: (1) Thế giới phục hồi sau đại dịch khiến cho nhu cầu cao su thiên nhiên tăng. (2) Việc tập trung vào bất động sản khu công nghiệp có thể giúp tăng giá trị của qũy đất mà công ty đang có

Định giá & khuyến nghị: PHS vẫn duy trì giá hợp lý của cổ phiếu là 40.200 đồng/cổ phiếu bằng phương pháp P/B và SoTP. Do đó, đưa ra khuyến nghị nắm giữ cho cổ phiếu này.

Rủi ro: (1) Rủi ro pháp lý khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất. (2) Mảng kinh doanh cao su phụ thuộc lớn vào mức biến động của giá cao su tự nhiên.

Chung khoan ngay 7/10: Co phieu nao nen chu y?
 CTCK khuyến nghị cổ phiếu nào phiên 7/10?

Mở vị thế mua DRC tại mức giá 33.700 đồng/cp

CTCK BIDV (BSC): DRC đang nằm trong nhịp hồi phục ngắn hạn từ ngưỡng 31.3. Thanh khoản cổ phiếu duy trì tại ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu.

Chỉ báo MACD và RSI đều đang cho thấy tín hiệu tích cực. Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên ngưỡng MA20 và MA50 báo hiệu xu hướng hồi phục tích cực.

Nhà đầu tư có thể mở vị thế tại ngưỡng 33.7, chốt lãi tại ngưỡng 37.0 và cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 31.3.

Khuyến nghị mua LBP với giá mục tiêu 26.100 đồng/cp

CTCK Phú Hưng (PSH): Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt (LPB) được thành lập vào năm 2008. Ngân hàng định hướng bán lẻ trên cơ sở khai thác thế mạnh mạng lưới giao dịch rộng lớn, dịch vụ ngân hàng hướng đến nhiều đối tượng, phân khúc khách hàng ở những vùng miền khác nhau, và cung cấp dịch vụ tài chính vi mô đến tận vùng sâu, vùng xa, khu vực nông thôn.

Do tác động của các biện pháp giãn cách xã hội lên tình hình kinh tế, chúng tôi ước tính tăng trưởng tín dụng năm 2021 của LPB sẽ đạt 15%, thấp hơn mức tăng 25,7% vào năm 2020.

Nhằm hỗ trợ các cá nhân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, LPB đã áp dụng mức giảm từ 0,25-2% đối với khách hàng cá nhân và 0,25-3% đối với khách hàng doanh nghiệp từ ngày 20/7/2021.

Ở chiều huy động vốn, PHS ước tính lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn trung bình của LPB sẽ giảm 0,19% trong nửa cuối năm 2021 so với cuối nửa đầu năm 2021. Qua đó, đưa NIM năm 2021 giảm 28 bps so với nửa cuối năm 2021 còn 3,35%, nhưng tăng 15 bps so với cuối năm 2020, do đó thu nhập lãi thuần ước đạt 8.220 tỷ đồng (tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái).

Thông tư 14/2021/TT-NHNN (Thông tư 14) sửa đổi Thông tư 01/2020/TT- NHNN (Thông tư 01) và Thông tư 03/2021/TT-NHNN cho phép kéo dài thời gian cơ cấu nợ thêm sáu tháng – đến ngày 30/06/2022, đồng thời giữ nguyên tiến độ trích lập dự phòng theo quy định tại Thông tư 01.

Qua đó, PHS ước tính tỷ lệ nợ xấu của LPB đạt 1,51% trong năm 2021 và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng năm 2021 tăng 50,9% lên 1.230 tỷ đồng, chiếm 11% tổng thu nhập hoạt động, qua đó đưa Tỷ lệ bao phủ nợ xấu vào cuối năm 2021 đạt 95,9% và lợi nhuận sau thuế đạt 2.508 tỷ đồng (tăng trưởng 26,8%).

Sử dụng phương pháp định giá chiết khấu thu nhập thặng dư (Residual Income) và P/B, PHS xác định giá trị hợp lý đối với mỗi cổ phiếu LPB là 26.100 đồng/CP. Khuyến nghị Mua đối với cổ phiếu này.

Rủi ro: (1) Áp lực từ dịch bệnh Covid-19 có thể ảnh hưởng tới hoạt động của LPB trong năm nay; (2) Rủi ro pha loãng cổ phiếu; (3) Rủi ro cạnh tranh; (4) Hợp đồng bancassurance của Dai-chi Life kết thúc vào năm 2021, đặt ra thách thức cho LPB kiếm đối tác để thúc đẩy thu nhập phí vào năm 2022 trở đi.

Anh Nhi

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN