FCN: Kế hoạch lãi gấp 2,7 lần, nền lãi suất cao gây áp lực lên triển vọng?

Năm 2023, FCN đặt kế hoạch lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ 110 tỷ đồng, gấp 2,7 lần. Tỷ lệ cổ tức tối đa 5% bằng tiền mặt. 
Kế hoạch 2023 lãi gấp 2,7 lần
Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên của CTCP Fecon (HoSE: FCN), năm 2023, Fecon đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 3.800 tỷ đồng, tăng 25% so năm 2022. Lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ 110 tỷ đồng, gấp 2,7 lần. Tỷ lệ cổ tức tối đa 5% bằng tiền mặt. 
Trong cơ cấu doanh thu, mảng nền móng và xây dựng chiếm chủ yếu với 2.800 tỷ, hạ tầng và công trình ngầm đóng góp 1.000 tỷ đồng.
FCN: Ke hoach lai gap 2,7 lan, nen lai suat cao gay ap luc len trien vong?
 Kế hoạch kinh doanh năm 2023 của Fecon
Đại hội lần này của Fecon cũng sẽ bàn về việc điều chỉnh giảm thời gian hạn chế chuyển nhượng cho cổ đông là Quỹ Đầu tư Hạ tầng Red One. Cụ thể, Red One đã mua 16 triệu cổ phiếu FCN trong đợt phát hành riêng lẻ năm 2021 và số cổ phiếu này bị hạn chế chuyển nhượng 2 năm.
Tuy nhiên Fecon cho rằng việc này là không cần thiết do đó xin ý kiến cổ đông điều chỉnh giảm thời gian hạn chế chuyển nhượng 16 triệu cổ phiếu này từ 2 năm xuống còn 17 tháng, từ ngày 26/11/2021 đến ngày 25/4/2023. 
Trong khi đó, trên thị trường cổ phiếu FCN đang giao dịch quanh mức 11.840 đồng/cp chốt phiên ngày 18/4, ghi nhận mức giảm tới gần 55% trong vòng 1 năm qua. Thanh khoản bình quân khá cao với hơn 2,6 triệu đơn vị được sang tay mỗi phiên. 
FCN: Ke hoach lai gap 2,7 lan, nen lai suat cao gay ap luc len trien vong?-Hinh-2
 
Nền lãi suất cao gây áp lực lên triển vọng FCN
Trong khi đó, VNDirect vừa có báo cáo phân tích Fecon với nhận định nền lãi suất cao gây áp lực lên triển vọng doanh thu của FCN.
Nhìn lại năm 2022, Fecon ghi nhận mức lợi nhuận ròng thấp nhất kể từ khi niêm yết.
Cụ thể, doanh thu năm 2022 của FCN giảm 12,6% xuống 3.045 tỷ đồng, trong khi lãi ròng giảm mạnh 42,8% xuống 39 tỷ đồng. Nguyên nhân lợi nhuận giảm mạnh do biên lãi gộp giảm 1,8 điểm % xuống còn 11,7% do chi phí vật liệu xây dựng tăng mạnh trong giai đoạn năm 2021 – 6 tháng đầu 2022. Thêm vào đó, chi phí lãi vay tăng 45,2% do tổng nợ vay cuối năm 2021 tăng 55%.
Cũng cần lưu ý, trong quý 4/2022, FCN đã chuyển nhượng 100% cổ phần tại nhà máy điện mặt trời Vĩnh Hảo 6 cho đối tác Leader Energy (nhà đầu tư tổ chức mảng năng lượng từ Malaysia), ghi nhận khoản lãi 145 tỷ đồng vào doanh thu hoạt động tài chính.
Nhận định về năm 2023 và 2023, VNDirect cho rằng doanh thu tăng trưởng mạnh nhờ cải thiện backlog.
VNDirect ước tính FCN sẽ ký các hợp đồng mới trị giá lần lượt là 3.675 tỷ đồng (+5%) và 4.226 tỷ đồng (+15%) trong năm 2023/2024. Với giá trị backlog cuối năm 2022 là 2.750 tỷ đồng (+37,5%), VNDirect kỳ vọng doanh thu năm 2023/2024 của FCN sẽ lần lượt là 4.076 tỷ đồng (+33,9%) và 4.430 tỷ đồng (+8,7%). Công ty đang triển khai thi công nhiều dự án lớn như Khu liên hợp Gang thép Dung Quất 2, Nhiệt điện Vũng Áng 2, Nhơn Trạch 3&4. 
VNDirect điều chỉnh lãi ròng năm 2023/2024 của FCN giảm lần lượt 46,4%/28,4% xuống còn 94 tỷ đồng (+136,3%)/155 tỷ đồng (+65,2%).
VNDirect cũng hạ tỷ trọng các dự án điện có biên lợi nhuận cao trong backlog của báo cáo trước do dự thảo Quy hoạch điện 8 phê duyệt chậm hơn dự kiến, qua đó hạ dự phóng biên lãi gộp năm 2023/2024. Ngoài ra, VNDirect điều chỉnh dự báo chi phí tài chính do nợ vay cao hơn để phản ánh tình hình hiện tại. Cuối năm 2022, tổng nợ vay của FCN tăng 9,5% svck và tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu đạt 78,1%.
Minh An

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN