Chứng khoán HSC đã tụt lại trong ngành, vướng mắc tăng vốn đến khi nào?

SSI Research cho rằng vấn đề chưa được giải quyết giữa HĐQT của HCM và HFIC sẽ ảnh hưởng đến tiến độ phát hành cổ phiếu, đồng thời đặt HCM vào tình thế khó khăn (liên quan đến thủ tục pháp lý) cho việc tăng vốn trong tương lai. 
CTCP Chứng khoán Hồ Chí Minh (HSC, HoSE: HCM) đã tổ chức ĐHĐCĐ năm 2021 với kế hoạch tăng vốn sẽ là vấn đề trọng tâm trong năm nay.
Tâm điểm chú ý trong cuộc họp là mặc dù các tờ trình đã hoàn toàn được thông qua nhưng luôn có tỷ lệ trên 32% (cổ đông lớn Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TPHCM - HFIC) không tán thành phương án HCM phân phối lợi nhuận năm 2021, trả cổ tức đợt 2/2021 bằng cổ phiếu tỷ lệ 15%, phát hành 228,6 triệu và phát hành ESOP 16 triệu cổ phiếu, cả kế hoạch cổ tức năm 2022 dự kiến 12%.
Cụ thể, HCM lên phương án phát hành hơn 226.8 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu (tỷ lệ 50%), giá phát hành dự kiến là 10,000 đồng/cp. Nguồn vốn thu về sẽ được bổ sung cho hoạt động cho vay ký quỹ và tự doanh.
Bên cạnh đó, HCM cũng dự kiến phát hành ESOP với tỷ lệ 3.5%, giá phát hành 10,000 đồng/cp và chia cổ tức năm 2021 bằng cổ phiếu tỷ lệ 15%.
Sau khi tất cả các phương án trên được thực hiện, vốn điều lệ của HCM sẽ được nâng từ 4,581 tỷ đồng lên 7,712.3 tỷ đồng.
Theo SSI Research, trên thực tế, HCM đã tụt lại so với các công ty chứng khoán khác xét về quy mô vốn, và vị thế trước đó của công ty đã phần nào bị giảm sút. Từng thuộc top 5 công ty chứng khoán có tổng vốn chủ sở hữu lớn nhất vào năm 2019, nhưng tính đến cuối tháng 6/2022, HCM đã rơi xuống vị trí thứ 9.
Kế hoạch năm 2022 khá thận trọng
Chung khoan HSC da tut lai trong nganh, vuong mac tang von den khi nao?
 Kế hoạch kinh doanh năm 2022 của HCM
 Kế hoạch cho năm tài chính 2022 của HCM khá thận trọng, và đã phản ánh biến động thị trường gần đây. Trong 6 tháng cuối năm 2022, khối lượng giao dịch trên thị trường được HCM kỳ vọng sẽ duy trì ở mức hiện tại (18 nghìn tỷ đồng/ngày) và qua đó SSI Research đánh giá cao khả năng HCM có thể đạt được kế hoạch năm 2022, khi kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022 vẫn khá sát với kế hoạch.
Trong đó, doanh thu từ nghiệp vụ môi giới chứng khoán giảm mạnh do khối lượng giao dịch trên thị trường giảm và công ty mất thị phần. Công ty ước tính doanh thu nghiệp vụ môi giới giảm 24,4% so với cùng kỳ do: (1) khối lượng giao dịch trên thị trường giảm (ADV ước giảm 17% so với cùng kỳ); (2) thị phần sụt giảm; và (3) cắt giảm phí môi giới xuống 0,1% trong 3 tháng đầu tiên.
Hoạt động cho vay ký quỹ được thúc đẩy nhờ nguồn vốn bổ sung. HCM kỳ vọng dư nợ cho vay trung bình sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng vào năm 2022(tăng 28.6% so với cùng kỳ), và doanh thu cho vay ký quỹ nhờ vậy sẽ đạt mức tăng trưởng 30.6%. Theo ước tính, lãi suất cho vay trung bình dự kiến tăng 17 bps, từ 10,57%/năm lên 10,74%/năm vào năm 2022. Dư nợ cho vay tăng lên có thể là do: (1) kỳ vọng phần vốn góp đang bị giữ lại từ HFIC (459,1 tỷ đồng)sẽ được mở ra vào cuối năm, sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận; và (2) huy động vốn từ nguồn khác như phát hành ESOP.
Hoạt động tự doanh và kinh doanh nguồn vốn tập trung vào trái phiếu doanh nghiệp, ETF và phát hành chứng quyền có bảo đảm. Doanh thu hoạt động tự doanh dự kiến sẽ tăng 22,4% so với cùng kỳ, lên 884 tỷ đồng, cùng với danh mục tài sản tài chính bình quân dự kiếntăng 22,8% so với cùng kỳ. Đóng góp phần lớn vào doanh thu tự doanh đến từ dòng tiền lãi coupon của danh mục trái phiếu niêm yết, do HCM có kế hoạch mở rộng danh mục đầu tư trái phiếu doanh nghiệp (từ 1,3 nghìn tỷ đồng lên 2 đến3 nghìn tỷ đồng vào cuối năm 2022). Bên cạnh đó, HCM cũng có kế hoạch mở rộng vị thế là nhà tạo lập thị trường cho hoạt động phát hành chứng quyền có bảo đảm và quỹ ETF – là những mảng kinh doanh có đặc tính rủi ro thấp và lợi nhuận hấp dẫn. 
ROE của HCM ở mức thấp nhất do hạn chế trong việc tăng vốn và giành thị phần
SSI Research nhận thấy một số yếu tố hỗ trợ cho HCM trong nửa cuối năm 2022 như việc mở khoản góp vốn 459,1 tỷ đồng từ HFIC, hiện đang bị giới hạn; Huy động thêm 160 tỷ đồng từ việc phát hành ESOP để tài trợ cho hoạt động cho vay ký quỹ; và Chu kỳ thanh toán T + 1.5 sẽ được thực hiện từ ngày 29/8/2022, điều này sẽ giúp cải thiện khối lượng giao dịch do thời gian quay vòng vốn ngắn hơn.
SSI Research cho rằng vấn đề chưa được giải quyết giữa HĐQT của HCM và HFIC sẽ ảnh hưởng đến tiến độ phát hành cổ phiếu HCM và dự đoán rằng vấn đề này sẽ kéo dài ít nhất đến hết nửa đầu năm 2023. Sự tham gia sở hữu của một DNNN như HFIC sẽ đặt HCM vào tình thế khó khăn (liên quan đến thủ tục pháp lý) cho việc tăng vốn trong tương lai. Hơn nữa, việc HCM đánh mất thị phần có thể sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến doanh thu mảng môi giới.
TTM ROE trong quý 2/2022 của HCM giảm xuống còn 15,8% (giảm 332 bps) do tổng vốn chủ sở hữu tính đến quý 2/2022 gần như tăng gấp đôi so với năm ngoái. Trong số các công ty cùng ngành, ROE của HCM ở mức thấp nhất do hạn chế trong việc tăng vốn và giành thị phần. 
Minh An

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN