'Trùm' bất động sản Long An Địa ốc Cát Tường làm ăn ra sao?

Cát Tường là thương hiệu bất động sản có tiếng ở khu vực phía Nam, đặc biệt ở thị trường Long An.

Chủ tịch HĐQT Cát Tường Group ông Trần Quốc Việt sinh năm 1984, nguyên quán tại Vĩnh Phúc. Ông theo học trường Trường nghiệp du lịch Sài Gòn, rồi bắt đầu kinh doanh sau khi ra trường. 

Đến năm 2007, trong một lần đến huyện Đức Hòa (Long An) để cất nhà, ông bị hấp dẫn với bất động sản và cũng từ đây chuyển hướng sang lĩnh vực này. Ở thời kỳ cả thị trường bất động sản đóng băng (2010-2011), ông Việt mua những mảnh đất lớn rồi sau đó xin quy hoạch 1/500, xây dựng hạ tầng hoàn chỉnh, pháp lý sổ đỏ từng nền chuyển nhượng lại cho người dân mua xây nhà để ở.

Từ những thành công bước đầu, năm 2011, ông Việt cùng 2 cộng sự là ông Đinh Mạnh Long, Nguyễn Quốc Thảo thành lập CTCP Địa ốc Cát Tường Đức Hòa (tiền thân của CTCP Tập đoàn Địa ốc Cát Tường sau này), với ngành nghề kinh doanh chủ yếu gồm: Đầu tư các dự án bất động sản, nhà ở, kho, nhà xưởng;….

Với hậu tố “Đức Hòa”, không ngạc nhiên khi Địa ốc Cát Tường sở hữu nhiều dự án nằm tại huyện này như, như: Dự án Cát Tường Phú Thạnh quy mô 16ha; dự án Cát Tường Phú Nguyên quy mô 30ha; Cát Tường Phú Sinh quy mô 122ha;...

'Trum' bat dong san Long An Dia oc Cat Tuong lam an ra sao?
 

Ngoài địa bàn tỉnh Long An, Địa ốc Cát Tường cũng thực hiện một số dự án như: Khu đô thị Cát Tường Phú Hưng (TP. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước), quy mô 92,7ha; khu đô thị Cát Tường Western Pearl (TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang), quy mô 80ha; khu đô thị Riverview City (thuộc KĐT Cát Lái), quy mô 31ha;....

Bên cạnh bất động sản dân dụng, Địa ốc Cát Tường cũng nổi danh với lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp với các dự án như: Khu công nghiệp Dệt may Rạng Đông - Aurora IP (Nam Định), quy mô 2.000ha;

Hay, CTCP Đầu tư và Phát triển hạ tầng khu kinh tế Long An – công ty con của Địa ốc Cát Tường, từng được UBND tỉnh Long An giao thực hiện đầu tư hạ tầng giai đoạn 1 khu công nghiệp cửa khẩu Bình Hiệp có diện tích 168,5 ha. 

Dữ liệu Nhadautu cho thấy, tính tới tới hết năm 2019, vốn điều lệ Địa ốc Cát Tường đạt 2.700 tỷ đồng, trong đó doanh nhân sinh năm 1984 sở hữu 61,3% vốn (tương đương giá trị 1.655 tỷ đồng).

Song song với những thành tựu đạt được, không ít dự án của Địa ốc Cát Tường gặp lùm xùm thời gian qua. 

Đơn cử, dự án Khu đô thị Sân bay thị xã Kiến Tường (tỉnh Long An) do UBND thị xã Kiến Tường làm chủ đầu tư nhưng Địa ốc Cát Tường đặt tên dự án là Khu đô thị Kiến Tường Central Mall.

Bên cạnh đó, dự án Khu dân cư Bến xe và Khu dân cư thị trấn Thủ Thừa - giai đoạn 2 do Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Long An làm chủ đầu tư, nhưng Địa ốc Cát Tường lại đặt tên thành Khu đô thị thương mại – dịch vụ Thủ Thừa Phú Thanh;...

Trước những sai phạm của Địa ốc Cát Tường, Sở Xây dựng từng kiến nghị UBND tỉnh Long An chỉ đạo thực hiện thanh tra xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp này.

Địa ốc Cát Tường đang kinh doanh thế nào?

Dữ liệu của Nhadautu.vn thể hiện kết quả kinh doanh của Địa ốc Cát Tường (công ty mẹ) giai đoạn 2016-2019 không thực sự ổn định. Doanh thu thuần đạt đỉnh vào năm 2017 với 403,2 tỷ đồng, lãi sau thuế 55,2 tỷ đồng. Tuy nhiên đến năm 2019, doanh thu và lợi nhuận giảm mạnh, chỉ còn lần lượt 151 triệu đồng và 693 triệu đồng. 

Trên bảng cân đối kế toán, quy mô của Địa ốc Cát Tường tăng trưởng khá ấn tượng. Cụ thể, tài sản công ty tại ngày 31/21/2019 đạt 3.804 tỷ đồng, tăng 125,2% so với số đầu năm; vốn chủ sở hữu 3.243 tỷ đồng, tăng 121%; nợ phải trả 561 tỷ đồng, tăng 153,3%.

Dù nợ vay tăng mạnh, nhưng có thể thấy hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu Địa ốc Cát Tường tại ngày cuối kỳ BCTC năm 2019 chỉ là 0,172.

Theo Nhà đầu tư

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN