Tập đoàn Đạt Phương: Mảng xây lắp dự kiến đạt 4.000 tỷ đồng, chưa tăng vốn

Tập đoàn Đạt Phương (DPG) dự kiến mảng xây lắp sẽ đóng góp 4.000 tỷ đồng doanh thu trong năm 2024, trở thành động lực chính cho tốc độ tăng trưởng của công ty.
Tập đoàn Đạt Phương (DPG) vừa công bố thông tin định kỳ về tài chính. Theo đó, các chỉ tiêu cơ bản của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo từ 1/1/2023 đến 31/12/2023 như sau (theo bảng):
Tap doan Dat Phuong: Mang xay lap du kien dat 4.000 ty dong, chua tang von
 
Tap doan Dat Phuong: Mang xay lap du kien dat 4.000 ty dong, chua tang von-Hinh-2
 Báo cáo tài chính của DPG.
Có thể thấy lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp theo báo cáo tài chính hợp nhất kỳ báo cáo 31/12/2023 giảm mạnh so với cùng kỳ 2022: Chỉ đạt 282,6 tỷ đồng lợi nhuận (năm 2022 là 519,3 tỷ đồng). Trong khi đó, vốn chủ sở hữu tăng so với năm 2022: 2.349 tỷ đồng so với 2.206 tỷ đồng. 
Mở rộng hơn, theo thông tin PV có được, DPG ở mảng xây lắp năm nay dự kiến đóng góp 4.000 tỷ đồng doanh thu, trong đó các dự án sẽ đóng góp: Cao tốc Buôn Mê Thuộc - Khánh Hòa (gần 1.000 tỷ đồng), cầu Nhật Lệ 3 (700 tỷ đồng), cầu vượt sông Đáy (700 tỷ đồng), nâng cao tĩnh không các cầu đường bộ cắt tuyến đường thủy nội địa (600 tỷ đồng) và nhiều dự án khác.
Biên lợi nhuận gộp năm 2024 sẽ duy trì tương đương với năm 2023, công ty sẽ đấu thầu rộng khắp cả nước, tập trung các dự án cao tốc là trọng tâm phát triển hạ tầng. Đây là mảng kinh doanh sẽ đóng góp chủ yếu vào tốc độ tăng trưởng của năm 2024.
Ở mảng điện duy trì ổn định, có thể sụt giảm nhẹ so với năm 2023, việc phát điện của nhà máy thủy điện ưu tiên phát điện phủ đỉnh và tưới tiêu nhiều.
Chiến lược vẫn tập trung vào các mảng chính (1) Xây lắp (2) Năng lượng (3) Bất động sản vẫn là trọng tâm, tuy nhiên năm 2024 công ty chưa đánh giá cao về triển vọng thị trường.
Ngoài ra, công ty cũng đang đầu tư 1 khách sạn 5 sao và dự kiến sẽ đi vào hoạt động năm 2026. Mảng sản xuất hiện DPG vừa thành lập 1 công ty kính và thực hiện một số dự án cụm công nghiệp nhỏ ở ở Thừa Thiên Huế quy mô phải khoảng vài chục ha và phục vụ cho sản xuất kính sau này.
Trước đó, DPG cũng có thông tin mua lại trước hạn lô trái phiếu mã DPG12101: Mục đích huy động trước đó cho dự án Cồn tiến và Bình Dương. Hiện tại dự án Bình Dương đã bị thu hồi và công ty chưa có nhu cầu sử dụng, kèm với lãi suất cao nên công ty đã thực hiện mua lại để tiết giảm chi phí lãi vay.
Công ty vẫn có dự định tham gia đấu thầu tại dự án khu nghỉ dưỡng Bình Dương. Chi phí đầu tư cho mảng sản xuất kính giai đoạn 1 khoảng 1.500 tỷ đồng và đưa vào vận hành năm 2026.
Công ty vẫn duy trì kế hoạch chia cổ tức, năm 2023 thủy điện Sông Buông chia cổ tức tiền khoảng 40%, thủy điện Sơn Trà chia khoảng 20%. Công ty mẹ dự kiến chia với tỷ lệ khoảng 10%. Công ty chưa có nhu cầu tăng vốn, hiện vốn vẫn đủ để sử dụng cho các nhu cầu.
Lãi suất vay ngân hàng của công ty năm 2024 dự kiến vẫn ở mức tốt nhất: mảng xây lắp (hơn 5%), thủy điện (hơn 6%) và bất động sản (hơn 9%). Công ty đang tham dự đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư cho dự án bất động sản ở khu vực tỉnh Quảng Bình.
Kết thúc phiên giao dịch hôm nay, 27/3, cổ phiếu DPG tăng 4,11% đóng cửa ở mức 46.850 đồng/cổ phiếu. Trong đó khối ngoại mua ròng gần 15 tỷ đồng. 
Tap doan Dat Phuong: Mang xay lap du kien dat 4.000 ty dong, chua tang von-Hinh-3
Biểu đồ giá của cổ phiếu DPG. 
Hồng Hải

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN