Sự sống đang “lẩn trốn” 2m dưới bề mặt sao Hoả?

Theo lời nhà vật lý Alexander Pavlov từ Trung tâm Chuyến bay không gian Goddard của NASA, chúng ta có thể tìm thấy dấu vết sự sống cổ đại khi khoan sâu ít nhất 2 mét bề mặt sao Hoả.
Nong: Su song dang “lan tron” 2m duoi be mat sao Hoa?
Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà vật lý Alexander Pavlov từ Goddard đã thực hiện một thí nghiệm kiểm tra độ bền của các hợp chất axit amin có trong bề mặt sao Hoả trước bức xạ. 

Nong: Su song dang “lan tron” 2m duoi be mat sao Hoa?-Hinh-2
Họ đã trộn các axit amin với hỗn hợp khoáng chất được thiết kế để bắt chước tình trạng của sao Hoả, đưa vào một môi trường có nhiệt độ tương tự sao Hoả. 

Nong: Su song dang “lan tron” 2m duoi be mat sao Hoa?-Hinh-3
 Kết quả thu được cho thấy, bất kỳ axit amin nào có trên bề mặt sao Hoả từ 100 triệu năm trước hoặc lâu hơn đều đã bị "chiếu xạ thành hư vô".

Nong: Su song dang “lan tron” 2m duoi be mat sao Hoa?-Hinh-4
 Vì vậy, để tìm được những thứ mơ ước - như hóa thạch của sinh vật sao Hoả, các nhà khoa học cần phải khoan sâu ít nhất 2 mét để chạm tới bất kỳ vật liệu sự sống nào còn nguyên vẹn, chưa bị bức xạ xóa dấu vết.

Nong: Su song dang “lan tron” 2m duoi be mat sao Hoa?-Hinh-5
Bởi ở độ sâu 5cm, chỉ mất 20 triệu năm để phá hủy hoàn toàn các axit amin, chưa kể một số vật liệu đặc trưng của sao Hoả sẽ làm tăng tốc độ phá hủy hơn nữa. 

Nong: Su song dang “lan tron” 2m duoi be mat sao Hoa?-Hinh-6
 Với dạng sự sống mà NASA tìm kiếm - hàng tỉ năm tuổi, thời sao Hoả còn có nước và phù hợp với sự sống - thì những nỗ lực của 2 robot dạng rover tự hành Curiosity và Perseverance vừa qua chỉ là "công dã tràng", một khi chúng chỉ khoan sâu vài cm.

Nong: Su song dang “lan tron” 2m duoi be mat sao Hoa?-Hinh-7
 Đó có thể là lý do sự sống cổ đại mà bấy lâu NASA vẫn tìm kiếm chưa lộ diện. Vi vậy, các cơ quan vũ trụ cần tìm cách khác cho cuộc săn đuổi sự sống của mình, trong những sứ mệnh tiếp theo.

Nong: Su song dang “lan tron” 2m duoi be mat sao Hoa?-Hinh-8
 Bức xạ khắc nghiệt bủa vây bề mặt sao Hoả - do sự thiếu từ trường và bầu khí quyển mong manh - là vấn đề khiến các nhà khoa học đau đầu bấy lâu, bởi đó là kẻ thù của sự sống. 

Nong: Su song dang “lan tron” 2m duoi be mat sao Hoa?-Hinh-9
 Trái Đất sống được một phần lớn là nhờ từ quyển và khí quyển dày đặc, bảo vệ muôn loài khỏi bức xạ khốc liệt từ Mặt Trời, trong khi vẫn giữ được hơi ấm.

Nong: Su song dang “lan tron” 2m duoi be mat sao Hoa?-Hinh-10
 "Kết quả của chúng tôi cho thấy các axit amin bị phá hủy bởi tia vũ trụ trong đá bề mặt sao Hoả và tái sinh với tốc độ nhanh hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây", nhà vật lý Alexander Pavlov cho biết.

Nong: Su song dang “lan tron” 2m duoi be mat sao Hoa?-Hinh-11
 Trước đây, có giả thuyết cho rằng các bằng chứng về sự sống ngoài hành tinh có thể nằm sâu trong lòng đất sao Hoả. Điều đó không có nghĩa là những người ngoài hành tinh đã xây dựng cả thành phố đồ sộ dưới đó, mà chỉ đơn thuần là các dấu vết ở bề mặt đã phân rã hoàn toàn vì ảnh hưởng của phóng xạ vũ trụ.

Nong: Su song dang “lan tron” 2m duoi be mat sao Hoa?-Hinh-12
 Các nhà khoa học cũng có kết luận tương tự với vệ tinh Europa của sao Mộc. Tuy nhiên sau khi đã khám phá ra rằng phóng xạ có mức độ ảnh hưởng lên Europa tương tự như sao Hoả, họ sẽ phải tiếp tục tìm kiếm thêm ở sâu dưới lòng đất.

Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV


Thùy Dung (T.H)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN