Phi hành gia tuyệt đối không được dùng bút chì trong vũ trụ vì nguyên nhân này

Khi làm nhiệm vụ ngoài vũ trụ, các phi hành gia không thể dùng bút chì. Nguyên do là bởi những mảnh vụn từ bút chì có thể gây nguy hiểm cho các phi hành gia và các thiết bị trên tàu vũ trụ.
Phi hanh gia tuyet doi khong duoc dung but chi trong vu tru vi nguyen nhan nay
Trong những thập kỷ qua, hàng chục phi hành gia đã thực hiện các sứ mệnh ngoài vũ trụ trong nhiều tuần, nhiều tháng. Khi ở môi trường không trọng lực, họ không thể dùng bút chì như khi ở Trái Đất. 

Phi hanh gia tuyet doi khong duoc dung but chi trong vu tru vi nguyen nhan nay-Hinh-2
 Nguyên do là bởi nếu phi hành gia dùng bút chì thì các mảnh vụn từ bút sẽ trôi nổi trong không gian. Thêm nữa, nếu ruột bút chì bị gãy thì sẽ có thể gây nguy hiểm cho phi hành gia và các thiết bị trên tàu vũ trụ. 

Phi hanh gia tuyet doi khong duoc dung but chi trong vu tru vi nguyen nhan nay-Hinh-3
Bên cạnh đó, phi hành gia cũng không muốn tàu vũ trụ có những mảnh gỗ dễ cháy bay lơ lửng hay những hạt than chì dẫn điện siêu nhỏ rơi ra từ bút chì khi viết. 

Phi hanh gia tuyet doi khong duoc dung but chi trong vu tru vi nguyen nhan nay-Hinh-4
 Nguyên do là bởi bất kỳ hạt nhỏ nào có khả năng kẹt trong máy móc, thiết bị tinh vi đều là mối nguy hiểm trên không gian. Hỏa hoạn cũng là vấn đề lớn trong tàu vũ trụ nên các phi hành gia đặc biệt chú ý.

Phi hanh gia tuyet doi khong duoc dung but chi trong vu tru vi nguyen nhan nay-Hinh-5
Không chỉ bút chì, các phi hành gia cũng không dùng bút bi khi ở môi trường không trọng lực. Trọng lực đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp áp suất và dòng chảy của mực trong cây bút thông thường.  

Phi hanh gia tuyet doi khong duoc dung but chi trong vu tru vi nguyen nhan nay-Hinh-6
 Trong không gian - nơi không có trọng lực, các cơ chế trên không hoạt động hiệu quả. Do vậy, phi hành gia không thể dùng bút bi để viết khi ở ngoài vũ trụ. Để giải quyết bài toán này, các chuyên gia, nhà nghiên cứu đã nghiên cứu, sáng chế ra những loại bút để phi hành gia có thể dùng khi làm nhiệm vụ ngoài không gian.

Phi hanh gia tuyet doi khong duoc dung but chi trong vu tru vi nguyen nhan nay-Hinh-7
 Trong số này, Paul C. Fisher, cùng với Friedrich Schächter và Erwin Rath đã sáng chế ra bút không gian và nộp bằng sáng chế đầu tiên vào năm 1965.

Phi hanh gia tuyet doi khong duoc dung but chi trong vu tru vi nguyen nhan nay-Hinh-8
 Sau đó, các nhà khoa học đã thêm nhựa vào mực để tránh rò rỉ. Bên cạnh đó, loại bút mới sử dụng hộp mực điều áp và hoạt động được trong nhiều điều kiện mà bút bi thông thường sẽ gặp khó khăn: nhiệt độ dao động lớn, viết lộn ngược hoặc viết trên bề mặt trơn nhờn.

Phi hanh gia tuyet doi khong duoc dung but chi trong vu tru vi nguyen nhan nay-Hinh-9
Fisher đề xuất bán cho NASA loại bút mới. Sau khi tiến hành các thử nghiệm nghiêm ngặt, NASA quyết định mua loại bút này cho các sứ mệnh Apollo. Cuối cùng, bút Fisher Space được sử dụng trong sứ mệnh Apollo 7 vào năm 1968. 

Phi hanh gia tuyet doi khong duoc dung but chi trong vu tru vi nguyen nhan nay-Hinh-10
Đến nay, bút Fisher Space vẫn được các phi hành gia sử dụng. Thay vì chỉ có một lựa chọn, các phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) hiện còn được cung cấp bút Sharpie nhiều màu, thậm chí là cả bút chì nhưng là bút chì kim (bút chì bấm cơ khí) thay vì phiên bản vỏ gỗ. 

Mời độc giả xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV TSTC.



Tâm Anh (theo Science Alert)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN