Những di tích bất hủ ở Hà Nội thời kháng chiến chống Mỹ

Hầm ngầm D67, nhà tù Hòa Lò, khu tưởng niệm Khâm Thiên... là những địa danh lịch sử gắn liền với giai đoạn kháng chiến chống Mỹ của thủ đô Hà Nội.
  • Nhung di tich bat hu o Ha Noi thoi khang chien chong My
    1. Gắn liền với Nhà D67 (nơi hoạt động của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương từ năm 1954- 1975) trong quần thể di tích Hoàng thành Hà Nội, Hầm ngầm D67 hay hầm ngầm Quân ủy Trung ương có thể coi là căn hầm tối mật nhất miền Bắc ở Hà Nội thời kháng chiến chống Mỹ.
  • Nhung di tich bat hu o Ha Noi thoi khang chien chong My-Hinh-2
    Hầm được xây dựng năm 1967 cùng với nhà D67 vào thời điểm Mỹ đã tiến hành leo thang bắn phá miền Bắc. Hầm được chia làm bốn phòng với diện tích khoảng 50 m2, có hai dãy hành lang ở hai bên. Phòng họp là phòng lớn nhất, được dùng làm nơi họp của Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương khi cần thiết.
  • Nhung di tich bat hu o Ha Noi thoi khang chien chong My-Hinh-3
    Ngày nay, Nhà và Hầm D67 là một di tích lịch sử tiêu biểu của giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, đồng thời là biểu tượng của sự tiếp nối truyền thống trong khu di tích có bề dày lịch sử hơn 1.000 năm.
  • Nhung di tich bat hu o Ha Noi thoi khang chien chong My-Hinh-4
    2. Khai trương năm 1901, Sofitel Legend Metropole Hà Nội là khách sạn lâu đời và sang trọng bậc nhất Thủ đô. Ngày nay, khách sạn này còn là nơi lưu giữ một di tích lịch sử đặc biệt. Đó là khu hầm trú bom của du khách và nhân viên khách sạn trong giai đoạn từ khoảng cuối những năm 1960 đến mùa Đông năm 1972.
  • Nhung di tich bat hu o Ha Noi thoi khang chien chong My-Hinh-5
    Toàn bộ khu hầm rộng 40m2, chia làm 6 phòng, sức chứa khoảng 15 - 20 người, chịu được sự công phá từ những quả bom hạng nặng. Nhiều nhân vật nổi tiếng thế giới từng trú ẩn trong hầm tránh bom này, trong đó có nữ diễn viên Mỹ Jane Fonda, người có chuyến thăm kéo dài hai tuần ở Hà Nội năm 1972.
  • Nhung di tich bat hu o Ha Noi thoi khang chien chong My-Hinh-6
    Sau khi hòa bình lặp lại ở miền Bắc, căn hầm được đóng cửa và dần dần chìm vào lãng quên. Đến cuối năm 2011, căn hầm được tái phát hiện trong quá trình đào nền móng để xây dựng một quán bar bên hồ bơi. Kế từ đó, công trình đã được bảo tồn nguyên trạng để phục vụ nhu cầu tham quan và nghiên cứu lịch sử.
  • Nhung di tich bat hu o Ha Noi thoi khang chien chong My-Hinh-7
    3. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, từ ngày 05/8/1964 đến 31/3/1973, nhà tù Hỏa Lò ở Hà Nội được dùng để giam giữ phi công Mỹ bị bắn rơi khi ném bom bắn phá miền Bắc Việt Nam.
  • Nhung di tich bat hu o Ha Noi thoi khang chien chong My-Hinh-8
    Phi công Mỹ nổi tiếng nhất ở nhà tù này chính là ông John McCain. Sau Hiệp định Paris 1973, các tù binh đã được trao trả cho Mỹ.
  • Nhung di tich bat hu o Ha Noi thoi khang chien chong My-Hinh-9
    Năm 1993, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của Thủ đô, Chính phủ Việt Nam quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng của nhà tù Hỏa Lò. Một phần phía Đông Nam còn lại được gìn giữ, tu bổ, tôn tạo để xếp hạng trở thành Di tích lịch sử của Hà Nội.
  • Nhung di tich bat hu o Ha Noi thoi khang chien chong My-Hinh-10
    4. Nằm ở phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, hồ Hữu Tiệp hay còn gọi là hồ Ngọc Hà là chứng tích lịch sử quan trọng về cuộc Kháng chiến chống Mỹ ở Hà Nội.
  • Nhung di tich bat hu o Ha Noi thoi khang chien chong My-Hinh-11
    Đây là nơi lưu giữ xác một chiếc máy bay B52 bị bắn hạ trên bầu trời Hà Nội trong 12 ngày đêm của Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không năm 1972.
  • Nhung di tich bat hu o Ha Noi thoi khang chien chong My-Hinh-12
    Sau gần 50 năm, xác chiếc máy bay dưới hồ vẫn còn được lưu giữ nguyên vẹn. Hồ trở thành một địa điểm được nhiều du khách Mỹ ghé thăm khi đặt chân đến Hà Nội.
  • Nhung di tich bat hu o Ha Noi thoi khang chien chong My-Hinh-13
    5. Trên phố Khâm Thiên có khu tưởng niệm một sự kiện bi thảm xảy ra thời kháng chiến chống Mỹ. Đò là vào lúc 22h30 đêm 26/12/1972, khi dư âm của lễ Giáng sinh vẫn còn đọng lại ở Hà Nội, hàng loạt máy bay B-52 Mỹ ồ ạt bay tràn vào ném bom rải thảm xuống phố Khâm Thiên. Vệt bom hủy diệt kéo dài 1000m với chiều rộng 40 - 50m.
  • Nhung di tich bat hu o Ha Noi thoi khang chien chong My-Hinh-14
    Trong trận bom này, 17 khối phố bị bom, trong đó bốn khối bị hủy diệt hoàn toàn. Theo thống kê, đã có 300 người thiệt mạng, 226 người bị thương, 534 ngôi nhà bị xóa sổ, hệ thống điện, nhiều công trình công cộng và cơ sở sản xuất bị phá hủy. Bình quân một người dân chịu 0,08 tấn bom của Mỹ.
  • Nhung di tich bat hu o Ha Noi thoi khang chien chong My-Hinh-15
    Ngay sau khi ngừng tiếng bom, các lực lượng trực chiến, dân quân tự vệ đã nhanh chóng có mặt để đào bới, cứu những người bị thương. Hoạt động tái thiết những ngày sau đó diễn ra khẩn trương. Riêng nền ba ngôi nhà liền kề số 47, 49, 51 bị san phẳng trong trận bom hủy diệt được giữ lại làm đài tưởng niệm.
Quốc Lê

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN