Khám phá di tích biệt động Sài Gòn khiến khách Tây “ngả mũ”

Biệt động Sài Gòn là lực lượng vũ trang đặc biệt đã thực hiện nhiều chiến dịch táo bạo, làm chấn động đô thành Sài Gòn giai đoạn kháng chiến chống Mỹ. Rất nhiều địa điểm ở trung tâm Sài Gòn - TP HCM ghi dấu chiến công của lực lượng này.
  • Kham pha di tich biet dong Sai Gon khien khach Tay “nga mu”
    1. Nằm giữa Thảo Cầm Viên Sài Gòn, quán Nhan Hương từng là một cơ sở quan trọng của lực lượng biệt động Sài Gòn thời kháng chiến chống Mỹ. Thảo Cầm Viên được chọn vì đây là một công viên rất đông du khách, các cán bộ cách mạng có thể ra vào dễ dàng mà không bị nghi ngờ.
  • Kham pha di tich biet dong Sai Gon khien khach Tay “nga mu”-Hinh-2
    Sau khi thành lập, quán Nhan Hương là cơ sở nuôi giấu các đồng chí lãnh đạo quân khu và chỉ huy biệt động đến thành phố công tác, nhận chỉ thị của lãnh đạo cấp trên, đồng thời là nơi lãnh đạo gặp gỡ chiến sĩ để đưa ra chỉ đạo và động viên tinh thần trước các trận đánh.
  • Kham pha di tich biet dong Sai Gon khien khach Tay “nga mu”-Hinh-3
    2. Trong thời chiến tranh Việt Nam, cầu Công Lý ở Sài Gòn là nơi xảy ra một sự kiện chấn động dư luận thế giới. Đó là kế hoạch gài bom dưới chân cầu để tiêu diệt Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mac Namara của chiến sĩ biệt động Nguyễn Văn Trỗi.
  • Kham pha di tich biet dong Sai Gon khien khach Tay “nga mu”-Hinh-4
    Bị bắt và kết án tử hình sau khi khi thực hiện kế hoạch không thành vào ngày 2/5/1964, anh Nguyễn Văn Trỗi đã được tôn vinh như một anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
  • Kham pha di tich biet dong Sai Gon khien khach Tay “nga mu”-Hinh-5
    3. Tọa lạc tại Công trường Lam Sơn, kế bên Nhà hát Lớn, Park Hyatt Saigon là một khách sạn 5 sao sang trọng với một lịch sử đặc biệt thời chiến tranh Việt Nam. Vào năm 1964, đây là cư xá Brinks, nơi ở của nhiều sĩ quan cao cấp thuộc Bộ Chỉ huy Viện trợ quân sự Mỹ tại Việt Nam.
  • Kham pha di tich biet dong Sai Gon khien khach Tay “nga mu”-Hinh-6
    Ngày 24/12/1964, các chiến sĩ biệt động Sài Gòn đã đánh bom làm sập 4 tầng của cư xá, khiến chính phủ Mỹ bàng hoàng, vì tin tức tình báo trước đó cho rằng "Quân đội Giải phóng chỉ hoạt động được ở các vùng nông thôn".
  • Kham pha di tich biet dong Sai Gon khien khach Tay “nga mu”-Hinh-7
    4. Phố Lý Chính Thắng (quận 3) là con phố có quán "Phở Bình" nổi tiếng ở nhà số 7. Đây là nơi đã nuôi giấu nhiều cán bộ biệt động Sài Gòn trong thập niên 1960.
  • Kham pha di tich biet dong Sai Gon khien khach Tay “nga mu”-Hinh-8
    Vào 20h ngày mùng 1 Tết Mậu Thân 1968, tại lầu hai của quán phở Bình, Bộ Tư lệnh Tiền phương đã đọc mệnh lệnh tổng tiến công và nổi dậy ở toàn thành phố.
  • Kham pha di tich biet dong Sai Gon khien khach Tay “nga mu”-Hinh-9
    5. Dù có vẻ ngoài khá khiêm tốn, không ai nghĩ rằng ngôi nhà số 287/70 đường Nguyễn Đình Chiểu, phường 10, quận 3, TP HCM từng là một kho vũ khí rất lớn giữa đô thành Sài Gòn của lực lượng biệt động.
  • Kham pha di tich biet dong Sai Gon khien khach Tay “nga mu”-Hinh-10
    Căn hầm gồm 2 tầng, sâu 3 m, mỗi chiều 2,5 m. Vũ khí được chuyển xuống hầm lúc đó gồm trên 2 tấn vũ khí các, gồm súng AK, súng ngắn, bộc phá, lựu đạn, đạn dược… Đây chính là nơi xuất phát của trận đánh vang dội vào Dinh Độc Lập trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1968.
  • Kham pha di tich biet dong Sai Gon khien khach Tay “nga mu”-Hinh-11
    6. Một căn hầm khác từng được biệt động Sài Gòn sử dụng nằm ở căn nhà số 183/4 đường 3 tháng 2, phường 11, quận 10. Thời chiến tranh Việt Nam, ngôi nhà nằm lọt giữa hàng loạt cơ quan quân sự quan trọng của địch như Quân vụ Thị trấn, Biệt khu Thủ đô, Bộ chỉ huy Biệt động quân...
  • Kham pha di tich biet dong Sai Gon khien khach Tay “nga mu”-Hinh-12
    Căn hầm của ngôi nhà dài 2,2 m, ngang 1,8 m, sâu 1,7 m, có lối xuống nằm ở ngay phòng khách, là nơi cất trữ nhiều đạn dược vũ khí, thuốc men phục vụ các chiến dịch của lực lượng biệt động.
  • Kham pha di tich biet dong Sai Gon khien khach Tay “nga mu”-Hinh-13
    7. Ẩn sau vẻ ngoài sôi động, đường Lê Duẩn (trước 1975 là đường Thống Nhất) là một trong những con đường có lịch sử lâu đời nhất Sài Gòn. Tuyến đường này ghi dấu nhiều biến cố lịch sử quan trọng của thành phố trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
  • Kham pha di tich biet dong Sai Gon khien khach Tay “nga mu”-Hinh-14
    Tại con đường này, rạng sáng ngày 31/1/1968 (đêm mùng 2 Tết Mậu Thân), các chiến sĩ biệt động đã nổ súng đánh chiếm một mục tiêu "không tưởng": Đại sứ quán Mỹ. Dù chỉ giữ được trong 6 giờ, trận đánh đã khiến toàn thế giới sửng sốt.
  • Mời quý độc giả xem video: Giải phóng Sài Gòn 30/4/1975.
Quốc Lê

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN