Có một Hà Nội xưa nhộn nhịp qua ống kính nhiếp gia Pháp

Loạt ảnh quý về Hà Nội giai đoạn 1890-1895 trích từ một album ảnh của Raphaël Moreau, nhiếp ảnh gia Pháp lập nghiệp trên đại lộ Đồng Khánh (nay là phố Hàng Bài) ở Hà Nội thời thuộc địa.
  • Co mot Ha Noi xua nhon nhip qua ong kinh nhiep gia Phap
    Hồ Gươm ở Hà Nội giai đoạn 1890-1895. Bên bờ hồ thời điểm này đã có nhiều ngôi nhà kiểu Tây. Ảnh: Lyndatrouve.com.
  • Co mot Ha Noi xua nhon nhip qua ong kinh nhiep gia Phap-Hinh-2
    Tháp Rùa với tượng Nữ thần Tự Do ở hồ Gươm. Bức tượng được đặt ở Tháp Rùa từ năm 1891-1896, sau đó chuyền về vườn hoa Neyret (vườn hoa Cửa Nam).
  • Co mot Ha Noi xua nhon nhip qua ong kinh nhiep gia Phap-Hinh-3
    Phố Hàng Chiếu và cửa ô Quan Chưởng. Trên phố có một xe chở chiếu cói, mặt hàng chính được buôn bán trên phố này.
  • Co mot Ha Noi xua nhon nhip qua ong kinh nhiep gia Phap-Hinh-4
    Phố Paul Bert (nay là phố Tràng Tiền), con phố sang trọng nhất Hà Nội thời thuộc địa.
  • Co mot Ha Noi xua nhon nhip qua ong kinh nhiep gia Phap-Hinh-5
    Khu ấp Thái Hà của quan Kinh lược sứ Hoàng Cao Khải (1850–1933), nay nằm địa phận phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội.
  • Co mot Ha Noi xua nhon nhip qua ong kinh nhiep gia Phap-Hinh-6
    Khung cảnh ở làng Giấy, cách người Pháp gọi vùng Kẻ Bưởi, nơi có nghề làm giấy truyền thống nổi tiếng Hà Nội xưa.
  • Co mot Ha Noi xua nhon nhip qua ong kinh nhiep gia Phap-Hinh-7
    Một đám rước trên đường phố Hà Nội.
  • Co mot Ha Noi xua nhon nhip qua ong kinh nhiep gia Phap-Hinh-8
    Khu vực bờ sông Hồng ở Hà Nội với giàn cầu phao làm bằng tre nứa phục vụ cho hoạt động buôn bán, vận chuyển người và hàng hóa đường sông.
  • Co mot Ha Noi xua nhon nhip qua ong kinh nhiep gia Phap-Hinh-9
    Những con thuyền của dân vạn đò sông Hồng. Cầu Paul Doumer sẽ được xây dựng ít lâu sau đó (cầu khởi công năm 1899) ở khu vực này.
  • Mời quý độc giả xem video: Quạt giấy Chàng Sơn - Danh phẩm của Hà thành. Nguồn: VTC1
T.B (tổng hợp)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN