Chùm ảnh kỳ diệu về dải Ngân Hà được chụp từ mặt đất

Nếu như NASA có thể chụp được những bức ảnh tuyệt đẹp về dải Ngân Hà nhờ các thiết bị tối tân trên trạm vũ trụ, thì Miguel Claro, một nhiếp ảnh gia thiên văn người Bồ Đào Nha cũng có thể chụp được những bức ảnh kỳ diệu không kém, từ mặt đất. 
Chum anh ky dieu ve dai Ngan Ha duoc chup tu mat dat
 Thậm chí chính NASA cũng thường xuyên đăng tải các bức ảnh của Claro lên trang Astronomy Picture of the Day (Mỗi ngày một bức ảnh Thiên văn) do tổ chức này lập ra. Nhờ những cố gắng tuyệt vời, Miguel Claro đã trở thành đại sứ của Đài quan sát phía Nam châu Âu và là nhà nhiếp ảnh thiên văn cho Khu bảo tồn Alqueva Dark Sky, điểm du lịch ngắm sao đầu tiên trên thế giới. Claro cũng thuộc First Light, một tổ chức nhiếp ảnh gia ở Bồ Đào Nha có nhiều khóa học cho các nhiếp ảnh gia. Sau đây là loạt ảnh đẹp sững sờ của nhiếp ảnh gia nổi tiếng này chụp dải Ngân hà huyền diệu. 

Chum anh ky dieu ve dai Ngan Ha duoc chup tu mat dat-Hinh-2
 Sao chổi Neowise. Sao chổi Neowise tạo thành vệt vào tháng 7 năm 2020. Trong khi các ion tách ra khỏi lõi sao chổi để tạo ra vệt màu xanh lam, ánh sáng mặt trời phản xạ lại các hạt bụi, đẩy các hạt bụi vào phần  đuôi thứ hai, tạo thành thứ ánh sáng xanh mờ hơn.

Chum anh ky dieu ve dai Ngan Ha duoc chup tu mat dat-Hinh-3
 Thiên hà Xoáy nước M51. Các tua xoắn ốc của thiên hà M51 bên phải tạo ra các ngôi sao. Tua xoắn ốc này được tạo ra từ khí gas có mật độ cao. Còn thiên hà nhỏ hơn ở bên trái, NGC 5195, đã di cư qua hàng trăm triệu năm.

Chum anh ky dieu ve dai Ngan Ha duoc chup tu mat dat-Hinh-4
Tinh vân NGC 1977. Tinh vân NGC 1977 thường được gọi là “người chạy ngoài không gian”. Đám mây này bao gồm ba thiên thể hợp thành: NGC 1973, 1975 và 1977. Tất cả hội tụ xung quanh một hình bóng màu tím. Hình ảnh này được tạo nên từ những đám mây bụi dày đặc ngăn chặn ánh sao từ phía sau. 

Chum anh ky dieu ve dai Ngan Ha duoc chup tu mat dat-Hinh-5
 Hệ thống sao Rho Ophiuchi. Những ngôi sao đầy màu sắc này cách trái đất 400 năm ánh sáng. Đây cũng là một trong những khu vực hình thành sao gần Trái đất nhất. Tinh vân phản chiếu ánh sáng của các ngôi sao gần đó tạo nên màu xanh lam cho các đám mây, còn các khí gas cung cấp năng lượng tỏa ra ánh sáng màu đỏ.

Chum anh ky dieu ve dai Ngan Ha duoc chup tu mat dat-Hinh-6
Tinh vân Hình nón và Cụm sao cây Giáng sinh. Ở bên phải, hướng vào vùng trung tâm màu xanh lam là Tinh vân Hình nón, một phễu khí chứa các ngôi sao đang phát triển. Ngôi sao lơ lửng trên đỉnh hình nón đánh dấu một góc của cụm sao Cây thông Giáng sinh hình tam giác. 

Chum anh ky dieu ve dai Ngan Ha duoc chup tu mat dat-Hinh-7
Trung tâm của Dải Ngân hà. Trái đất cách lõi thiên hà 26000 năm ánh sáng, vì vậy nếu không có máy ảnh chuyên dụng hoặc kính thiên văn thì thật khó để con người ngắm nhìn được những hình ảnh tuyệt mỹ này. Một số mảng màu là các vật thể Messier, là mục tiêu hấp dẫn và phổ biến mà mọi nhà thiên văn nghiệp dư đều muốn nhìn thấy. 

Chum anh ky dieu ve dai Ngan Ha duoc chup tu mat dat-Hinh-8
 Cụm sao Hyades và Pleiades. Theo thần thoại Hy Lạp, cụm sao Pleiades phía xa bên trái hình thành sau khi bảy chị em gái biến thành các vì sao. Cụm sao Hyades phía xa bên phải nằm bên cạnh Aldebaran, là một ngôi sao có kích thước lớn hơn mặt trời 44 lần.


Chum anh ky dieu ve dai Ngan Ha duoc chup tu mat dat-Hinh-9
Tinh vân Đầu ngựa. Tinh vân Đầu ngựa là một phần của Tổ hợp Đám mây Phân tử Orion. Ngôi sao sáng nhất trong hình ảnh này thuộc vành đai của Orion, bên phải là đám mây đen của tinh vân Đầu ngựa. Giống như tinh vân Cone, sự hình thành khí này nuôi dưỡng các ngôi sao đang phát triển. 

Quỳnh Nga (theo Scientific American)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN