Tập đoàn Thái Dương bán trái phép đất hiếm kinh doanh thế nào?

Theo tìm hiểu, Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Dương được thành lập ngày 3/9/2002, có trụ sở chính tại số 33, phố Kim Mã, Phường Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội. 
Ngành nghề kinh doanh chính của công ty là hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai khoáng khác.
Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Dương có vốn điều lệ 200 tỷ đồng, đến tháng 10/2021 tăng lên 350 tỷ đồng. Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc là ông Đoàn Văn Huấn.
Tap doan Thai Duong ban trai phep dat hiem kinh doanh the nao?
 Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Dương thành lập từ năm 2002.
Ngoài ra, ông Đoàn Văn Huấn còn là người đại diện theo pháp luật cho Công ty cổ phần đất hiếm Yên Phú thành lập năm 2017, có vốn điều lệ 80 tỷ đồng, trụ sở tại Yên Bái Trong đó, Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Dương nắm giữ 53% vốn điều lệ; ông Đoàn Văn Huấn góp 26%; ông Đào Duy Tùng góp 11% và ông Lưu Anh Tuấn góp 10%. Tuy nhiên, trạng thái của doanh nghiệp này hiện đã ngừng hoạt động.
Ông Huấn cũng đại diện cho Công ty TNHH Chế biến đất hiếm, thành lập tháng 2/2023, trụ sở cũng ở Yên Bái, với vốn điều lệ ban đầu 100 tỷ đồng.
Công ty cổ phần khai thác và chế biến vật liệu Tiên Tiến, hoạt động vào tháng 8/2023, với vốn điều lệ là 10 tỷ đồng. Doanh nghiệp đặt địa chỉ trụ sở chính tại Hải Phòng, với ngành nghề chính là sản xuất khác chưa được phân vào đâu.
Tap doan Thai Duong ban trai phep dat hiem kinh doanh the nao?-Hinh-2
Nhà xưởng bên trong khu mỏ đất hiếm Yên Phú (tỉnh Yên Bái) của Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Dương - Ảnh: Phạm Tuấn/Tuổi Trẻ. 
Trở lại với việc Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Dương bán trái phép quặng đất hiếm, ngày 20/10, Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố vụ án "vi phạm quy định về thăm dò, khai thác tài nguyên” và “vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" tại doanh nghiệp này.
Đồng thời, khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam đối với Đoàn Văn Huấn - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Dương và Nguyễn Văn Chính - Phó Tổng giám đốc kiêm Kế toán trưởng về tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên và tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng.
Ngoài ra, Đặng Trần Chí - Giám đốc Công ty Hợp Thành Phát, Phạm Thị Hà - Kế toán công ty; Lưu Anh Tuấn - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đất hiếm Việt Nam và Nguyễn Thị Hiền -Kế toán công ty cũng bị khởi tố về tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo Bộ Công an, các bị can nêu trên được xác định có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác, chế biến và tiêu thụ quặng đất hiếm, quặng sắt tại mỏ Yên Phú, xã Yên Phú, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái của Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Dương.
Trước đó, ngày 9/10, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu đã tiến hành khám xét khẩn cấp tại 21 địa điểm liên quan đến việc khai thác, tập kết và kinh doanh quặng đất hiếm tại tỉnh Yên Bái và 3 tỉnh, thành phố khác. Các đợt khám xét này đã dẫn đến tạm giữ ước tính khoảng 13.715 tấn quặng đất hiếm và hơn 1.400 tấn quặng sắt.
Quá trình điều tra cho thấy, Đoàn Văn Huấn và Nguyễn Văn Chính đã tổ chức khai thác và tiêu thụ trái phép hơn 11 triệu kg (11.000 tấn) quặng đất hiếm và gần 153 triệu kg quặng sắt, với tổng giá trị khoảng 632 tỷ đồng.
Ngoài ra, Đoàn Văn Huấn và Nguyễn Văn Chính còn tiến hành giao dịch với Công ty cổ phần Đất hiếm Việt Nam và Công ty Hợp Thành Phát, sử dụng hóa đơn VAT giảm số lượng và giá trị thực tế của quặng bán, làm cho Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Dương thu được ngoài sổ sách kế toán khoảng 28 tỷ đồng từ bán quặng đất hiếm và quặng sắt, gây thiệt hại tạm tính cho Nhà nước là trên 7,5 tỷ đồng.
Cơ quan Cảnh sát điều tra đang tiếp tục điều tra để làm rõ tính chất, vai trò và hành vi vi phạm của các bị can và đối tượng liên quan, nhằm mở rộng phạm vi điều tra và thu hồi tài sản cho Nhà nước.
Khánh Hoài (tổng hợp)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN