Bản tường trình đầy lỗi chính tả của thạc sĩ trưởng phòng xinh đẹp ở tỉnh uỷ Đắk Lắk

Nữ trưởng phòng ở Tỉnh ủy Đắk Lắk dùng bằng tốt nghiệp THPT của chị gái để xin việc đã có bản tường trình đến cơ quan chức năng. Điều đặc biệt là với chức vụ trưởng phòng nhưng bản tường trình sai rất nhiều lỗi chính tả.
Ngày 10/10, một lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk cho biết các cơ quan chức năng của tỉnh đang tiến hành các thủ tục theo quy trình để xem xét kỷ luật đối với bà Trần Thị Ngọc Ái Sa, Trưởng phòng Quản trị thuộc Văn phòng Tỉnh ủy.
Một nguồn tin khác cho biết những ngày qua, Tỉnh ủy Đắk Lắk đã cử tổ công tác đến Lâm Đồng tiếp tục xác minh hồ sơ, nhân thân thật của bà Sa, theo Thanh niên.

Trước đó, tối 3/10, một tài khoản Facebook đăng tải thông tin "chấn động" ở Văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk khi cho rằng 1 nữ trưởng phòng tên Trần Thị Ngọc Ái Sa, có tên, họ, ngày sinh, số CMND, tên cha mẹ trùng khớp với một cán bộ ở 1 bệnh viện tỉnh Lâm Đồng.

Ban tuong trinh day loi chinh ta cua thac si truong phong xinh dep o tinh uy Dak Lak
Bà Trần Thị Ngọc Thảo. Ảnh: Facebook.

Tài khoản nêu trên cho biết nữ trưởng phòng này chỉ mới học xong cấp 2, làm nhân viên tiệm tóc và rất xinh đẹp, nhưng đã "lên" như diều gặp gió. Sau khi đăng tải, thông tin này đã thu hút nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng.

Theo đơn tố cáo, bà Sa đã khai không trung thực trong lý lịch dẫn đến được bổ nhiệm đến chức vụ trưởng phòng như hiện nay. 

Tên thật của vị Trưởng phòng Hành chính – Quản trị là Trần Thị Ngọc Thảo (SN 1975). Bà này ở nhà tên là Thảo, nhưng khi đi làm việc ở trụ sở Văn phòng Tỉnh uỷ thì được gọi tên là Sa. Đơn tố cáo cho biết Thảo mượn tên và bằng của chị gái Trần Ngọc Ái Sa (SN 1973, hiện đang công tác tại một bệnh viện ở tỉnh Lâm Đồng).

Ông Nguyễn Thượng Hải - Chánh văn phòng Tỉnh ủy Đắk Lắk xác nhận, đơn tố cáo của người dân là đúng. Bà Thảo có giải trình về vụ việc này đồng thời xin thôi việc.
“Thời điểm xảy ra sự việc, tôi còn trẻ, suy nghĩ chưa chín chắn và nông nổi. Chính vì muốn có việc làm để mưu sinh trong lúc gia đình rất khó khăn. Nên tôi mượn hồ sơ của chị gái để xin việc làm. Chứ hoàn toàn không có mục đích nào khác.
Qua làm việc, tôi thấy việc làm của tôi là sai trái và xin thành khẩn nhận khuyết điểm của mình và xin nhận mọi hình thức kỷ luật của Đảng, của tổ chức. Tôi nhận thấy bản thân đã vi phạm và xin thôi việc tại Văn phòng Tỉnh ủy”- trích bản giải trình của nữ Trưởng phòng Hành chính - Quản trị man khai nhân thân lý lịch, người tới lúc này vẫn ký tên là Trần Thị Ngọc Ái Sa.
Ban tuong trinh day loi chinh ta cua thac si truong phong xinh dep o tinh uy Dak Lak-Hinh-2
Tường trình của bà Trần Thị Ngọc Ái Sa (tên thật là Thảo) nhiều lỗi chính tả.

Tại cuộc gặp với báo chí, ông Hải cung cấp thông tin về quá trình công tác của bà Trần Thị Ngọc Thảo tại địa phương: 

Năm 1999-2002, để được làm nhân viên hợp đồng tại Xí nghiệp chế biến cà phê thuộc Cty Xuất nhập khẩu 2/9 Đắk Lắk, bà Thảo lấy bằng tốt nghiệp THPT của chị gái là Trần Ngọc Ái Sa nộp kèm hồ sơ cho đúng thủ tục. Sau đó, bà Thảo sử dụng luôn bằng này đi học Trung cấp kế toán. Từ năm 2005 - 2009, bà Thảo học từ xa trường ĐH Đà Nẵng chuyên ngành kế toán với họ tên của chị gái. Từ năm 2005-2011, bà Thảo xin vào làm kế toán ở Nhà khách Tỉnh ủy Đắk Lắk.
Tháng 10/2009, Văn phòng Tỉnh ủy tiếp nhận bà Thảo về làm kế toán ở Phòng quản trị của Văn phòng Tỉnh ủy. Trong vòng 3 năm từ 2013-2016, bà Thảo lần lượt được bổ nhiệm qua chức vụ Phó phòng và Trưởng phòng Quản trị. Gần đây, sau khi có đơn tố cáo về việc bà đã sử dụng bằng cấp và lý lịch gian dối, bà Thảo đã thú nhận việc “mượn” bằng cấp, họ tên của chị gái ruột để tiến thân.
Hoàng Phúc (t/h)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN

Công Thanh Văn
Xin lỗi những người bình luận: làm gì có "luận án Thạc sỹ" mà là "luận văn Thạc sỹ".
Nguyễn Văn Hoang
Ở địa phương tôi. Một phó chủ tịch phường nhà đất đươc cơ quan cử đi học nghiệp vụ. Khi vào nhà tôi mà họ lầm lẫn môn giải tích và môn hình học. Tôi bó tay với trình độ chuyên môn của cán bộ này.
Ng.minh
Nhìn chung bà Ái Sa cũng giỏi và có năng lực nên mới được đề bạt lên chức trưởng phòng, chắc chắn lên chức của bà ta là được cấp trên xem xét, bổ nhiệm đúng quy trình. Có điều hơi khác thường là học cấp 2 mà thi đỗ đại học, học đại học và sau đó lấy luôn bằng thạc sĩ. Phải nghiên cứu phương pháp và quy trình đào tạo này để giảm bớt thời gian học cho con cháu sau này.
Duy
Thật ra mà nói nếu không riêng gì cô Ái Sa này mà rất nhiều Ái Sa, Ái Nam trong các cơ quan hành chánh.
Nguyễn Châu Thành
Bạn Chung nói chính xác. Bức xúc là vấn đề trình độ lớp 9 mà cũng "học xong" Thạc Sỹ. Nếu như vậy thì Việt Nam mình đa phần là Tiến sỹ, giáo sư rồi
bùi tấn chung
đúng là thiên tài học chưa hết cấp 3 mà bảo vệ luận án thạc sỹ cho bà này làm thần đồng đất việt.
Chung
Tôi nghĩ mọi người không nên mất thời gian soi xét về cô Ái Sa này mà nên tìm hiều xem thầy giáo nào đã đào tạọ hướng dẫn Ái Sa bảo vệ luận án Thạc sỹ, có lẽ đấy mới là thiên tài của người Việt