Vỏ tôm mắc kẹt trong phổi, xuất hiện tổn thương tiền ung thư

Anh Lý được bác sĩ nhận định phổi nhiễm trùng diện rộng, xuất hiện tổn thương tiền ung thư, tất cả là do vỏ tôm mắc kẹt trong phổi.
Anh Lý, ở Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc, gần đây bị ho và khạc ra máu. Sau khi đi khám bệnh thì được biết trong phổi của anh có một vùng nhiễm trùng rộng, thậm chí còn xuất hiện tổn thương tiền ung thư, thủ phạm là dị vật mắc kẹt trong phổi suốt nửa năm qua.
Sau khi xem xét kỹ càng, bác sĩ xác định, dị vật trong phổi của anh Lý là vỏ tôm, khiến anh bàng hoàng.
Anh Lý chia sẻ, nửa cuối năm ngoái, trong lúc ăn tối với bạn bè, anh rất vui vẻ. Cũng vì cười lớn trong lúc đang ăn, anh vô tình bị sặc vỏ tôm, khiến vỏ tôm chui vào phổi.
Vo tom mac ket trong phoi, xuat hien ton thuong tien ung thu
  Ảnh minh họa.
Sau đó, bệnh ho theo anh dai dẳng, ho đến nửa năm vẫn không thuyên giảm. Gần đây, vì quá khó chịu, anh Lý mới đi khám và được bác sĩ nhận định phổi nhiễm trùng diện rộng, xuất hiện tổn thương tiền ung thư.
Nhận được kết luận của bác sĩ, anh Lý rất hối hận về hành vi của mình. "Tôi cứ nghĩ là do hút thuốc", anh nói.
Sau đó, bác sĩ tiến hành lấy vỏ tôm ra và cho biết khi lấy dị vật ra có mùi hôi nồng nặc. Bác sĩ phân tích, do các yếu tố như ma sát cơ học, kích thích tiêu và nhiễm khuẩn nên xuất hiện u hạt quanh vỏ tôm. Hiện tại, anh Lý đang được tiếp tục điều trị.
Phải làm gì nếu bạn mắc nghẹn thứ gì đó trong phổi?
Bác sĩ nhắc nhở, sau khi hóc dị vật vào phổi, phải căn cứ vào tính chất, kích thước của dị vật mà lựa chọn phương pháp xử lý thích hợp.
Cần chú ý, khi một thứ gì đó bị sặc vào phổi, bạn sẽ xuất hiện cơn ho dữ dội, nếu thứ đó tương đối nhỏ hoặc ở dạng lỏng, nó có thể được đào thải ra ngoài thông qua kích thích vật lý, nhưng nếu phức tạp hơn, dị vật nằm sâu hoặc không thể lấy ra bằng các phương pháp khác thì có thể dùng ống soi phế quản đưa vào phế quản để tiếp cận dị vật rồi lấy ra. Tuy nhiên, nhất định phải đến bệnh viện chính quy để thăm khám và điều trị, xử lý.
>>> Mời độc giả xem thêm video: 70% bệnh nhân ung thư gan được phát hiện muộn

Nguồn video: THĐT

Kiều Dụ (Theo ET)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN