Rủ nhau kiểm tra, hủy thẻ sau vụ thẻ tín dụng 8 triệu bị đòi nợ 9 tỷ

Sau sự việc hy hữu tại Eximbank, không ít người dân khuyên nhau trả lại, hủy hoặc hạn chế mở, dùng thẻ tín dụng. 
Thạc sĩ ngân hàng, tài chính và công nghệ tài chính Lê Duy Diện chia sẻ với Dân Trí: "Sau sự việc khách vay thẻ tín dụng hơn 8,5 triệu đồng thành nợ hơn 8,8 tỷ đồng tại Eximbank, việc mất lòng tin với thẻ tín dụng là tâm lý dễ hiểu với nhiều khách hàng đang có thẻ tín dụng hoặc sắp mở thẻ tín dụng. Nhiều khách hàng lo mình có thể rơi vào trường hợp tương tự".
Theo đó, một số khác loay hoay tìm cách tra xem bản thân có đang "mắc nợ" ngân hàng không. Quang Anh (TPHCM) đã sử dụng thẻ tín dụng 2 năm nay. Sau sự việc xảy ra, anh này và nhóm bạn thân nhanh chóng đăng ký và tra cứu thông tin tín dụng của bản thân trên CIC.
Ru nhau kiem tra, huy the sau vu the tin dung 8 trieu bi doi no 9 ty
Việc mất lòng tin với thẻ tín dụng là tâm lý hoàn toàn dễ hiểu sau sự việc xảy ra tại Eximbank.
CIC được viết tắt của cụm từ Credit Information Center, là website của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam. Mọi thông tin về khoản vay, tên người vay, tổ chức vay, quá trình thanh toán tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng đều có trên CIC.
Nhiều người khác cũng chia sẻ về trải nghiệm không tốt khi sử dụng thẻ tín dụng, như chi tiêu không kiểm soát, phí duy trì và lãi vay cao…
"Tôi nhiều lần nhận được cuộc gọi mời làm thẻ tín dụng từ các ngân hàng. Nghe họ chào mời liên tục với nhiều ưu đãi, tôi thấy cũng hấp dẫn. Bạn bè của tôi cũng dùng 2-3 thẻ tín dụng, từng kể rằng mỗi tháng được hoàn tiền, tích điểm đổi quà… Tuy nhiên, cần lưu ý thẻ tín dụng làm phát sinh khoản nợ tiêu dùng, cần phân tích trước những mặt lợi và hại khi muốn sử dụng", Phương Linh (Hà Nội) chia sẻ trên Dân Trí.
Ru nhau kiem tra, huy the sau vu the tin dung 8 trieu bi doi no 9 ty-Hinh-2
 Công văn nhắc nợ được Eximbank AMC gửi đến khách hàng P.H.A.
"Đọc câu chuyện của vị khách hàng khẳng định bản thân là bị hại khi sử dụng thẻ tín dụng của Eximbank với dư nợ ban đầu hơn 8,5 triệu đồng lên hơn 8,8 tỉ đồng sau gần 11 năm, tôi bỗng nhớ lại chuyện gần tương tự của mình 2 năm trước. Vì tôi cũng suýt là khổ chủ bất đắc dĩ của thẻ tín dụng", một khách hàng chia sẻ với Tuổi trẻ.
Theo lời khuyên của vị khách hàng này, trong quá trình sử dụng nhiều người đã không chú ý đến các loại phí cũng như lãi suất của thẻ, đến ngày thanh toán dư nợ tín dụng phát sinh thêm tài chính khá lớn.
Tiếp theo là luôn nắm được các trường hợp khi nào sẽ bị tính lãi suất thẻ tín dụng. Đó là: khi chủ thẻ không thanh toán toàn bộ dư nợ đúng hạn, không trả dư nợ tối thiểu đúng hạn, hoặc đã trả dư nợ tối thiểu đúng hạn nhưng không trả toàn bộ dư nợ trên sao kê đúng hạn, hay chủ thẻ sử dụng thẻ để rút tiền hoặc ứng tiền mặt…
Ngoài ra, khi dùng thẻ, khách hàng phải "nằm lòng" các loại phí như: phí thường niên thẻ tín dụng, phí rút tiền mặt thẻ tín dụng, phí vượt quá hạn mức tín dụng, phí chuyển đổi ngoại tệ thẻ tín dụng…
Do đó, với nhiều người thẻ tín dụng như một giải pháp "chữa cháy". Để tránh bị tính lãi suất thẻ tín dụng, kinh nghiệm nên chọn loại thẻ tín dụng phù hợp với nhu cầu, không dùng thẻ tín dụng để rút tiền mặt, cần thanh toán dư nợ tín dụng đúng thời hạn, đăng ký thanh toán tự động vào thẻ tín dụng, kiểm tra hạn mức thẻ tín dụng, đăng ký dịch vụ nhận thông báo qua tin nhắn, kiểm tra loại tiền tệ khi thanh toán trực tuyến…
Hồng Quyên (t/h)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN