Nhiều người không biết cách dùng tủ lạnh tiết kiệm điện

Tủ lạnh là thiết bị gia dụng cần chạy điện 24/7, ảnh hưởng lớn đến hóa đơn hàng tháng.
Nhieu nguoi khong biet cach dung tu lanh tiet kiem dien
1. Xả tuyết, thêm đá. Thêm bước này, người dùng có thể tiết kiệm điện đáng kể. Khi lượng sương trong tủ lạnh vượt quá 10mm, hiệu suất dẫn nhiệt sẽ giảm hơn 30%. Hiệu quả làm lạnh giảm, điện năng tiêu thụ tăng. Do đó, cần phải xả tuyết thường xuyên và giữ bên trong sạch sẽ. (Nguồn ảnh: minh họa, Zhihu)

Nhieu nguoi khong biet cach dung tu lanh tiet kiem dien-Hinh-2
 Thêm đá viên vào tủ giúp hấp thụ nhiệt dư thừa, tăng khả năng làm lạnh. Chỉ cần thêm đá viên vào tủ, bạn có thể tiết kiệm 6KW điện mỗi tháng.

Nhieu nguoi khong biet cach dung tu lanh tiet kiem dien-Hinh-3
2. Bố trí tủ lạnh khoa học. Bố trí tủ lạnh đúng cách không chỉ giúp không gian sống hài hòa mà còn giúp tiết kiệm điện hiệu quả. Cụ thể, không nên kê tủ lạnh sát tường vì dàn nóng cần xả nhiệt. Đặt sát tường gây cản trở lưu thông không khí, khiến tủ hoạt động mạnh hơn, làm lạnh lâu hơn.

Nhieu nguoi khong biet cach dung tu lanh tiet kiem dien-Hinh-4
 Tốt nhất, nên chừa hai bên 5-10cm, phía trên 10cm, phía sau 10cm để giúp tủ lạnh tản nhiệt.

Nhieu nguoi khong biet cach dung tu lanh tiet kiem dien-Hinh-5
 Bên cạnh đó, không nên kê tủ lạnh gần các thiết bị có khả năng sinh nhiệt như bếp gas, lò vi sóng, lò hấp,...Đặt gần thiết bị sinh nhiệt khiến tủ lạnh phải làm việc nhiều mà còn gây lãng phí năng lượng, thậm chí có thể làm giảm tuổi thọ của thiết bị. Nên đặt tủ nơi thoáng mát vừa giúp tiết kiệm vừa kéo dài tuổi thọ thiết bị, tránh ẩm mốc, chập cháy.

Nhieu nguoi khong biet cach dung tu lanh tiet kiem dien-Hinh-6
3. Đảm bảo lớp đệm hoạt động tốt. Lớp đệm cao su của tủ lạnh rất quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả làm kín, làm lạnh và tuổi thọ của thiết bị. Lớp đệm cũ dẫn đến tăng mức tiêu thụ điện. 

Nhieu nguoi khong biet cach dung tu lanh tiet kiem dien-Hinh-7
 Để kiểm tra hiệu quả hoạt động của vòng đệm, bạn chuẩn bị một tờ A4, kẹp vào giữa cánh cửa rồi đóng lại. Nếu dễ dàng rút tờ giấy ra thì chứng tỏ vòng đệm cần được thay thế.

Nhieu nguoi khong biet cach dung tu lanh tiet kiem dien-Hinh-8
4. Điều chỉnh nhiệt độ phù hợp. Tủ lạnh thường có 5-7 mức điều chỉnh nhiệt độ. Tùy vào nhiệt độ môi trường, bạn nên điều chỉnh mức nhiệt phù hợp. Vào mùa hè, tủ lạnh nên được điều chỉnh ở mức 1-3. Mùa xuân và thu điều chỉnh ở mức 3-4. Mùa đông, điều khiển nhiệt độ điều chỉnh ở mức 5-7. Việc điều chỉnh này vừa giúp tiết kiệm điện, vừa tránh việc máy nén hoạt động lặp đi lặp lại.

Nhieu nguoi khong biet cach dung tu lanh tiet kiem dien-Hinh-9
5. Hạn chế lượt mở tủ. Khi cần lấy đồ trong tủ, bạn cố gắng hạn chế lượt mở. Theo tính toán, mỗi ngày giảm lượt mở tủ từ 10 xuống 5 lần, 1 năm có thể tiết kiệm 15kw điện. Nếu rút ngắn thời gian mở tủ từ 60 giây xuống 30 giây, một năm tiết kiệm được 25kw điện. Không chỉ tiết kiệm, hạn chế lượt mở tủ còn giúp tăng tuổi thọ thiết bị.

Nhieu nguoi khong biet cach dung tu lanh tiet kiem dien-Hinh-10
 6. Bố trí thực phẩm hợp lý. Không nên chất quá nhiều thức ăn trong tủ, giữa thức ăn và thành tủ lạnh nên có khoảng cách để luồng khí lạnh lưu thông. Khi cho rau quả tươi vào tủ, nhớ dàn đều. Xếp chồng lên nhau dễ gây nóng bên ngoài, tốn nhiều điện năng hơn. 

Nhieu nguoi khong biet cach dung tu lanh tiet kiem dien-Hinh-11
7. Không cho thức ăn nóng vào tủ. Nhiệt độ cao khiến tủ phải làm việc nhiều hơn, gây hao tổn điện năng. Cuối cùng, nên đóng thực phẩm trong tủ đông bằng túi hút chân không. Như vậy, thực phẩm được cấp đông nhanh chóng, không bị khô và ngăn hơi ẩm chuyển thành sương.
 

Mời độc giả xem thêm video: Bí quyết bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh sao cho an toàn. (Nguồn video: THĐT)

Định Tâm (Theo SH, Zhihu)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN