Món ăn vùng cao trở thành đặc sản lạ miệng trên mâm cỗ ngày Tết

Những ngày cận kề Tết, các bà nội trợ lại thi nhau lùng mua các đặc sản vùng cao để chuẩn bị làm cỗ. Món ăn vùng cao được nhiều người mua quan tâm trong dịp Tết bởi tiêu chí vừa ngon, lạ miệng vừa an toàn thực phẩm.
  • Mon an vung cao tro thanh dac san la mieng tren mam co ngay Tet
    Lạp xưởng gác bếp: Những ngày đông, ngày giáp Tết hay dịp xuân về, nhiều người lại tìm mua món lạp xưởng (lạp xường, lạp sườn tùy theo cách phát âm) gác bếp trứ danh của người dân tộc vùng Tây Bắc.
  • Mon an vung cao tro thanh dac san la mieng tren mam co ngay Tet-Hinh-2
    Lạp xưởng gác bếp ở Tây Bắc cũng là thịt lợn băm nhỏ, trộn gia vị rồi nhồi vào trong đoạn ruột lợn đã làm sạch. Thế nhưng điều đặc biệt của món đặc sản vùng cao này chính là hỗn hợp gia vị như mắc khén, hạt dổi, mắc mật....tẩm ướp cùng thịt chỉ có ở vùng cao đã tạo nên hương vị vô cùng khác lạ.
  • Mon an vung cao tro thanh dac san la mieng tren mam co ngay Tet-Hinh-3
    Thịt trâu gác bếp Tây Bắc: Món ăn xuất xứ từ những tộc người Thái trên vùng núi cao Tây Bắc này đang ngày càng được phổ biến ở miền xuôi. Món thịt trâu gác bếp được làm khá công phu và nhiều gia vị nên có hương vị thơm ngon, lạ miệng.
  • Mon an vung cao tro thanh dac san la mieng tren mam co ngay Tet-Hinh-4
    Thịt trâu sau khi được lọc thái miếng to khoảng bằng cổ tay đem ướp các gia vị tùy theo từng loại thịt như muối, ớt bột, gừng... tuyệt nhiên không thể thiếu mắc khén hay hạt dổi để có hương vị đặc trưng sau đó là đem phơi nắng hoặc dùng hơi lửa và khói sấy cho khô.
  • Mon an vung cao tro thanh dac san la mieng tren mam co ngay Tet-Hinh-5
    Nấm hương rừng Điện Biên: Nấm hương tưởng chừng như là một gia vị đơn giản dễ thấy nhưng giờ đây cũng đang ngày càng bị lấn át bởi các loại nấm nhập không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Chính vì lẽ đó mà loại nấm từ những vùng rừng xa xôi như Điện Biên, Sa Pa lại đang dần trở nên tín nhiệm hơn đối với các bà, các mẹ đang muốn tìm những thực phẩm sạch cho gia đình.
  • Mon an vung cao tro thanh dac san la mieng tren mam co ngay Tet-Hinh-6
    Cũng là nấm hương nhưng khác với những loài thường được bày bán trong cửa hàng, siêu thị, nấm hương rừng Điện Biên sau khi được hái tươi, sẽ được phơi khô theo kiểu truyền thống, móc vào từng xâu bằng lạt tre. Về ngoại hình có vẻ như không bắt mắt lắm, nhưng về chất lượng thì thật sự ngon, thật sự thơm, mang theo cả hương vị của vùng núi rừng.
  • Mon an vung cao tro thanh dac san la mieng tren mam co ngay Tet-Hinh-7
    Măng khô của người dân tộc: Những loại măng được chính đồng bào dân tộc ở vùng cao chế biến từ những củ măng tươi trong rừng già, luộc và phơi khô bằng chính cái nắng miền cao nên đảm bảo không hề có hóa chất.
  • Mon an vung cao tro thanh dac san la mieng tren mam co ngay Tet-Hinh-8
    Chính vì là măng của người dân tộc nên có lúc miếng to miếng bé, không đều nhau, về màu sắc cũng không bắt mắt vàng tươi như các loại măng thường thấy ở chợ. Người dân tộc đi vào rừng tìm kiếm những củ măng tự nhiên, ngọt, non và tươi sau đó nhanh tay chế biến, luộc rồi phơi chỉ 3-4 nắng là khô cứng.
  • Mon an vung cao tro thanh dac san la mieng tren mam co ngay Tet-Hinh-9
    Miến dong Phia Đén, Cao Bằng: Loại miến ngon nhất ở Cao Bằng phải kể đến Phia Đén được làm từ củ dong với màu đen đặc trưng. Về vùng đất này những ngày giáp tết sẽ thấy đâu đâu cũng là những giàn phơi miến, óng ả như những sợi tơ trời.
  • Mon an vung cao tro thanh dac san la mieng tren mam co ngay Tet-Hinh-10
    Người dân nơi đây đã dùng sự khéo léo, chăm chỉ và kinh nghiệm của mình tạo nên một thương hiệu miến bóng đẹp, dai và có hương thơm đặc trưng của bột dong chứ không có bất kỳ một phụ gia nào. Không chỉ có thế, sợi miến sau khi nấu để lâu không hề bị bở hay nát, vẫn vẹn nguyên được hương vị như ban đầu. Ảnh: Internet.
Thảo Nguyên

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN