Giá heo hơi hôm nay 19/6: Tiếp tục ổn định, chính sách đặc thù hỗ trợ tái đàn

Giá heo hơi hôm nay 19/6 trên cả nước tiếp tục ổn định, chỉ biến động tại vài địa phương.

Theo đó, tại miền Bắc, giá heo hơi đứng im khi giao dịch quanh vùng giá 88.000 - 91.000 đồng/kg. Trong đó chỉ riêng Thái Nguyên giảm 1.000 đồng về 90.000 đồng/kg.

Còn tại miền Trung, giá heo hơi cùng chỉ biến động giảm 1.000-2.000 đồng tại Bình Thuận và Khánh Hoà về lần lượt là 85.000 đồng/kg và 89.000 đồng/kg. Còn mức giá giao dịch phổ biến tại khu vực này tập trung trong khoảng từ 83.000 - 86.000 đồng/kg. 
Giá heo hơi tại miền Nam cũng chỉ ghi nhận giảm 1.000 đồng tại Đồng Nai, Kiên Giang và Bà Rịa Vũng Tàu để cùng về mốc 87.000 đồng/kg. Đây cũng là mức đang phổ biến tại Tiền Giang, Trà Vinh và Hậu Giang.
Trong khi đó, TPHCM, Bình Dương, Tây Ninh, Vĩnh Long, Bến Tre và Bạc Liêu đều đang giao dịch tại mức giá thấp nhất khu vực là 85.000 đồng/kg.
Gia heo hoi hom nay 19/6: Tiep tuc on dinh, chinh sach dac thu ho tro tai dan
 

Thực hiện chủ trương tái đàn, tăng đàn của Bộ NN&PTNT, nhiều tỉnh, TP trên cả nước đã đẩy mạnh triển khai các giải pháp, trong đó quan tâm xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ riêng cho các cơ sở, hộ chăn nuôi phục hồi đàn lợn.

Theo Anovafeed, tại Yên Bái, địa phương này chủ trương hỗ trợ 4 triệu/nái hoặc đực giống khi mua tái đàn. Tương tự mức hỗ trợ tại Vĩnh Phúc là 2 triệu đồng/nái; TP Hà Nội là 5 triệu/nái; Hưng Yên 1 triệu đồng/nái và 500.000 đồng cho mỗi cơ sở để mua vật tư, men vi sinh để phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Trong khi đó, tỉnh Ninh Bình đã có chương trình hỗ trợ lợn nái giống ngoại cho các trang trại để tái đàn, mức hỗ trợ 20% kinh phí mua giống; lợn nái ngoại, tương đương 2 triệu đồng/con để tái đàn lợn.

Thanh Hóa và Thái Nguyên hỗ trợ 500.000 đồng cho mỗi con nái ông bà để khuyến khích sản xuất lợn bố mẹ cho sản xuất.

Tại Nghệ An, tỉnh hỗ trợ 1 triệu đồng/cái hậu bị cấp ông bà, bố mẹ. Mức hỗ trợ bằng 50% số lượng nhập đàn và tối đa không quá 100 triệuđồng/trang trại. Năm 2020, hỗ trợ khoảng 30.000 liều tinh phối giống cho đàn lợn nái trong nông hộ; hỗ trợ người chăn nuôi vay vốn bị thiệt hại do ảnh hưởng của bệnh dịch tả lợn châu Phi để tái đàn.

Chi 150 tỷ từ ngân sách, giao cho ngân hàng chính sách xã hội để cho người chăn nuôi vay không lãi suất 12 tháng là giải pháp của tỉnh Bình Phước.

Trong khi Đồng Nai cũng quyết định hỗ trợ 60 trang trại, 622 hộ chăn nuôi và 49 tổ hợp tác chăn nuôi theo Nghị định 57/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

Tại Bình Dương, chính quyền hỗ trợ 10 triệu đồng/hộ chăn nuôi tái đàn từ 20 con lợn trở lên, vay vốn ưu đãi xây chuồng trại ứng dụng công nghệ cao (bằng 70% giá trị với ưu đãi 3,85%/năm). Đến nay đã có 23 trang trại chăn nuôi tiếp cận được chính sách vay với tổng vốn đầu tư đã được duyệt vay và giải ngân trên 243,7 tỷ đồng.

Còn tại các tỉnh, TP: TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Trị, hiện cũng có chính sách tín dụng, ưu tiên người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch tả lợn châu Phi được vay vốn để khôi phục sản xuất, tái đàn lợn, tăng đàn lợn, mở rộng mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh học; hỗ trợ lãi suất vốn vay phát triển trang trại chăn nuôi; Hỗ trợ xây dựng công trình xử lý chất thải cho trang trại, khu sản suất nông nghiệp tập trung.

Minh An

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN