Bộ Y tế cảnh báo TPBVSK Gluzabet quảng cáo gây nhầm lẫn là thuốc chữa bệnh

Cục An toàn Thực phẩm (Bộ Y tế) vừa phát đi cảnh báo về sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Gluzabet quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe gây hiểu nhầm, có tác dụng như thuốc chữa bệnh.
Cụ thể, trong thời gian vừa qua trên một số website qua đường link: https://www.gluzabet-hangchinhhang.com/2602campsot?utm_source=0603searchmoi11111&gclid=Cj0KCQjw2cWgBhDYARIsALggUhqqnPxPxX7Bzr8DsMn5Zhc5OzLxiRK2afNIcPMoSVzIq_eUo6wcdbQaAqlTEALw_wcB; https://nhathuocthanthien.com.vn/san-pham/gluzabet/ và https://thanhhuongshop.com/sua-gluzabet-sua-non-chuyen-biet-cho-nguoi-tieu-duong.html
đã quảng cáo sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Gluzabet sai quy định của pháp luật, quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe gây nhầm lẫn là thuốc chữa bệnh, không đúng với nội dung đã được Cục An toàn thực phẩm xác nhận.
Bo Y te canh bao TPBVSK Gluzabet quang cao gay nham lan la thuoc chua benh
 Cảnh báo TPBVSK GLUZABET quảng cáo gây nhầm lẫn là thuốc chữa bệnh trên một số website.
Sản phẩm sữa Gluzabet được quảng cáo  có công dụng giúp hỗ trợ cung cấp các chất dinh dưỡng, tăng cường hệ thống miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên trong lẫn bên ngoài cơ thể. Hỗ trợ bổ sung 32 loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Hỗ trợ kiểm soát, ổn định lượng đường trong máu, làm ổn định huyết áp. Hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiêu đường. 
Hơn thế nữa còn giúp tăng cường hệ tiêu hóa, cải thiện chất lượng giấc ngủ, kích thích khả năng tuần hoàn máu, hỗ trợ tăng cường sức khỏe xương khớp.
Hiện Cục An toàn thực phẩm đang phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh, xử lý theo quy định hiện hành.
Trong quá trình các cơ quan chức năng xử lý, Cục An toàn thực phẩm đề nghị người tiêu dùng không căn cứ vào các nội dung quảng cáo về sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Gluzabet trên các đường link nêu trên để quyết định mua và sử dụng sản phẩm vì có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế.

Liên quan đến các sản phẩm thực phẩm bảo vệ được bán trên thị trường hiện nay, theo Nghị định số 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, (có hiệu lực từ 20/10/2018) thay thế cho Nghị định số 178/2013/NĐ-CP với mức xử phạt cao hơn, mang lại giá trị răn đe tốt hơn với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này.

Cụ thể, Nghị định này quy định mức xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm răn đe hơn so với Nghị định số 178/2013/NĐ-CP: Quy định hình thức xử phạt chính là phạt tiền, không quy định hình thức cảnh cáo, tăng mức phạt tiền ở các hành vi, mức phạt tiền tối đa đến 7 lần giá trị hàng hóa vi phạm; quy định nhiều hành vi bị xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật vi phạm; xử phạt bổ sung như buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm, buộc tiêu hủy thực phẩm, buộc thu hồi thực phẩm, buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm không còn.

Cục An toàn thực phẩm cũng khuyến cáo người dân trước khi mua và sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe, cần phải lưu ý rằng đây không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Trong trường hợp có bệnh, người dân cần tới cơ sở y tế để khám và được điều trị kịp thời.

Hồng Quyên

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN