2kg sán bám đặc quanh lá gan cô gái trẻ

Tiểu Địch (ở Trung Quốc) năm nay 21 tuổi. Ở giai đoạn sức khỏe dồi dào nhất, Tiểu Địch lại nhợt nhạt, gầy gò, da vàng bất thường. 6 tháng gần đây, cô thường buồn nôn, nôn, khó chịu vùng bụng trên và khó thở.
 
Đi khám, bác sĩ phát hiện bệnh nhân có sán bám đặc quanh gan, chẩn đoán mắc bệnh sán gan. Tình trạng nghiêm trọng nên bác sĩ đề nghị bệnh nhân chuyển tuyến trên điều trị.
Tại bệnh viện tuyến trên, bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị sán chèn ép ống mật khiến toàn bộ mật tích tụ trong gan gây tổn thương gan, ảnh hưởng chức năng đông máu. Sau khi hội chẩn, bác sĩ thực hiện phẫu thuật cắt bỏ gan cục bộ cho Tiểu Địch. 
Ca phẫu thuật kéo dài hơn 14 giờ, gắp ra 2kg sán khiến những người nhìn thấy choáng váng. May mắn thay, ca phẫu thuật thành công, Tiểu Địch nhanh chóng hồi phục và được xuất viện.
Kinh hai 2kg san bam dac quanh la gan co gai tre
Uống nước lã, ăn thịt tái, tiếp xúc với vật nuôi,... làm tăng nguy cơ mắc bệnh sán gan nguy hiểm. Ảnh: SH 
Về trường hợp nhiễm sán của Tiểu Địch, bác sĩ cho rằng nguyên nhân bắt nguồn từ thói quen uống nước lã và tiếp xúc với vật nuôi. Thực tế, vật nuôi như chó mèo rất dễ bị bệnh sán. Phân của động vật nhiễm bệnh sẽ chứa trứng, có thể lây sang nguồn nước. Người uống nguồn nước này sẽ bị bệnh sán gan.
Giáo sư Vương, Phó trưởng nhóm chuyên gia điều trị bệnh sán gan thuộc Ủy ban Y tế và Kế hoạch hóa Gia đình, Phó giám đốc Trung tâm Phẫu thuật Gan của Bệnh viện Tây Trung Quốc cho biết, sự lây lan của bệnh sán chủ yếu do tiêu thụ thức ăn hoặc nước bị nhiễm trứng sán. Trứng chủ yếu đến từ dịch tiết cơ thể của động vật như chó. Dịch tiết này gián tiếp hoặc trực tiếp làm ô nhiễm thức ăn, nguồn nước khiến người dùng mắc bệnh.
Ở những địa phương có nhiều bệnh nhân nhiễm sán, người dân thường có thói quen ăn thịt gia cầm, gia súc tái, uống nước lã, không rửa tay sau khi tiếp xúc với vật nuôi, không rửa sạch bát đĩa. Mắc bệnh sán gan, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng dưới đây:
Tiêu chảy và đau bụng. Theo bác sĩ Wu Huili, Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Trung Ương Trịnh Châu (Trung Quốc), cơ thể nhiễm kí sinh trùng sẽ khiến bệnh nhân đau bụng từng cơn. Vùng đau ẩn xung quanh rốn, có thể giảm bằng cách massage. Ngoài triệu chứng đau bụng, người bệnh còn có thể bị táo bón, tiêu chảy, phát hiện trứng và ấu trùng trong phân.
Thèm ăn. Ký sinh trùng trong cơ thể tiêu thụ lượng lớn chất dinh dưỡng. Vì thế, cơ thể người bệnh sẽ có cảm giác mệt mỏi, thèm ăn nhưng ăn nhiều cũng khó tăng cân.
Ngứa hậu môn. Một số ký sinh trùng tồn tại trong ruột sẽ di chuyển đến hậu môn vào ban đêm và gây kích ứng hậu môn, khiến người bệnh có triệu chứng ngứa quanh hậu môn bất thường.
Thiếu máu, sốt. Xuất hiện lượng lớn kí sinh trùng trong cơ thể, người bệnh sẽ đối diện những biến chứng nặng như thiếu máu, tắc ruột, tắc ống mật. Biểu hiện ra ngoài là sốt tái phát nhiều lần.
>>> Mời độc giả xem thêm video: 70% bệnh nhân ung thư gan được phát hiện muộn

Nguồn video: THDT

Định Tâm (Theo SH)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN