Masan nói gì về khoản đầu tư mua lại nền tảng tungsten của H.C.Stack?

Masan cho biết, bên cạnh việc tăng chiều sâu chuỗi giá trị tungsten, qua đó mở rộng quy mô thị trường cũng như giúp biên lợi nhuận ổn định hơn, khoản đầu tư này còn có thể giúp MSR tìm kiếm đối tác chiến lược dễ dàng hơn.

Theo CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC), tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư ngày 19/9, CTCP Tài nguyên Masan (UPCoM: MSR) – công ty con của CTCP Tập đoàn Masan (HoSE: MSN), cho biết mua lại nền tảng tungsten (vonfram) của H.C. Starck là bước tiếp theo trong mục tiêu tìm kiếm đối tác chiến lược ở phân khúc hạ nguồn (downstream).

Trước đó, MSR đã ký thỏa thuận mua lại nền tảng tungsten của H.C Starck Group GmbH (HCS).

Thương vụ này là một phần của chiến lược tăng chiều sâu chuỗi giá trị tungsten mà MSR đã công bố, hiện chủ yếu chỉ bao gồm sản xuất các sản phẩm thượng nguồn (upstream) như tungsten concentrate và tungsten dioxides.

Qua việc mua lại nền tảng tungsten của HCS, trong đó bao gồm các cơ sở sản xuất tại châu Âu, Bắc Mỹ và Trung Quốc, MSR sẽ có thể mở rộng danh mục sản phẩm lên tungsten powder và tungsten carbide.

Việc mở rộng sang các sản phẩm midstream, cùng với việc sở hữu nền tảng tái chế phế phẩm của HCS, sẽ giúp MSR mở rộng quy mô thị trường cũng như giúp biên lợi nhuận ổn định hơn. 

HCS cho đến nay là một trong những khách hàng chính của các sản phẩm tungsten của MSR. HCS cũng từng là đối tác của MSR trong liên doanh chế biến tungsten tại Việt Nam, chuyên sản xuất tungsten dioxides từ tungsten concentrate của MSR. Tháng 8/2018, MSR đã mua lại toàn bộ cổ phần của HCS tại liên doanh này.

Ban lãnh đạo dự kiến MSR sẽ tự lực về nguồn vốn cho thương vụ này và sẽ không cần công ty mẹ hỗ trợ vốn. Bởi gần đây, MSR đã nhận được khoản dàn xếp 130 triệu USD liên quan đến vụ kiện quốc tế Jacobs E&C Australia Pty Ltd.

Masan noi gi ve khoan dau tu mua lai nen tang tungsten cua H.C.Stack?
 Masan nói gì về khoản đầu tư mua lại nền tảng tungsten của H.C.Stack

Ban lãnh đạo Masan cho biết, bên cạnh việc tăng chiều sâu chuỗi giá trị tungsten, qua đó mở rộng quy mô thị trường cũng như giúp biên lợi nhuận ổn định hơn, khoản đầu tư này còn có thể giúp MSR tìm kiếm đối tác chiến lược (các công ty trong phân khúc downstream của tungsten) dễ dàng hơn. 

Qua việc tìm kiếm đối tác chiến lược mà MSN kỳ vọng sẽ bơm vốn vào MSR thông qua cổ phiếu sơ cấp của MSR, MSN đặt mục tiêu giảm đòn bẩy tài chính tại MSR cũng như giảm sở hữu của công ty tại MSR.  

Theo đó, Masan kỳ vọng đối tác chiến lược trong tương lai sẽ sở hữu từ 20%-49% của MSR bằng cách mua lại cổ phiếu sơ cấp hoặc cả cổ phiếu sơ cấp lẫn thứ cấp.   

Ban lãnh đạo dự kiến số tiền thực chi cho khoản đầu tư mảng tungsten của HCS sẽ không đáng kể.  

MSR dự kiến sẽ thanh lý toàn bộ hàng tồn kho đồng trong quý 4/2019 và quý 1/2020. MSR đang trong quá trình thành lập liên doanh chế biến sâu các sản phẩm đồng phục vụ thị trường trong nước. 

Công ty cũng nhận thấy việc bán hàng tungsten có một số tín hiệu cải thiện và dự kiến tồn kho tungsten sẽ giảm trong tương lai. 

Với tình hình đó, MSN dự kiến cho năm 2019, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ sẽ đạt 4.000 – 4.400 tỷ đồng, thấp hơn so với mục tiêu ban đầu (5.000 – 5.500 tỷ đồng). Ban lãnh đạo cho biết lý do chính của việc điều chỉnh mục tiêu này là việc giá tungsten đã giảm mạnh ngoài dự kiến kể từ đầu năm. 

Trong khi đó, năm 2019, MSN ước tính sẽ ghi nhận 50 triệu - 60 triệu USD lợi nhuận bất thường liên quan đến việc dàn xếp vụ kiện trọng tài quốc tế cùng với Jacobs E&C Australia Pty Ltd.

Minh An

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN