Lãi suất ngân hàng giảm ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán như thế nào?

NHNN chính thức hạ lãi suất lần thứ 3 trong 6 tháng để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi. Theo các chuyên gia, hành động này cũng góp phần thúc đẩy thị trường chứng khoán.
Nhìn lại diễn biến của chỉ số VN-INDEX trước những lẫn NHNN cắt giảm lãi suất
Trong quá khứ, thông tin hạ lãi điều hành lần đầu tiên vào ngày 16/3 trong bối cảnh dịch Covid-19 lan rộng, việc hỗ trợ lãi suất từ NHNN đã khiến cho tâm lý thị trường ổn định, thị trường tạo đáy vào cuối tháng 3 giúp thị trường chững lại đà giảm mạnh và đi lên từ vùng đáy 675 điểm.
Ở thời điểm đó VN-Index chưa hồi phục ngay do tâm lý hoảng loạn khi Covid-19 bùng phát lần 1 khiến cho tâm lý bán thoái lan rộng. VN-Index cần 2 tuần để tạo đáy và bắt đầu hồi. Đây cũng chính là sóng tăng mạnh nhất trong 2020 với mức tăng ấn tượng từ 650 điểm lên 800 điểm tương ứng mức tăng 23%
Sau đó, NHNN tiếp tục hạ lãi suất vào tháng 5 giúp thị trường lạc quan hồi phục tốt từ vùng 820 về vùng đỉnh 900 tương ứng mức tăng 9,8%.
Ở lần thứ 3 vào ngày 30/9, NHNN công bố giảm 4 nhóm lãi suất lãi suất điều hành, lãi suất chiết khấu, lãi suất huy động và quan trọng nhất chính là hạ lãi suất cho vay ngắn hạn dưới 1 năm từ mức 5% về 4.5%.
Đây là động lực chính tác động tích cực hỗ trợ cho doanh nghiệp trong giai đoạn cuối năm 2020 khi Q4 chính là quý có nhu cầu về vốn lưu động cao nhất năm.
Theo thống kê định lượng trong lịch sử giai đoạn 5 năm: Cắt giảm 0.25% lãi suất điều hành thì sẽ tác động tích cực đến thị trường 1.01%. Như vậy NHNN cắt giảm 0.5% sẽ hỗ trợ thị trường tăng 2.02%. Trong đó nhóm ngành hưởng lợi nhất chính là nhóm BĐS thương mại và những DN có cơ cấu nợ vay cao. 
Lai suat ngan hang giam anh huong toi thi truong chung khoan nhu the nao?
 
Tại sao việc cắt giảm lãi suất lại có tác động tích cực đến TTCK?
Lãi suất tăng lên tương ứng với việc Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ. Chính sách này ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán thông qua 2 cơ chế:
Một là, lãi suất cao hơn khiến nhà đầu tư gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi suất nhiều hơn thay vì bỏ tiền vào các kênh đầu tư khác như chứng khoán. Điều này khiến cho cầu của nhà đầu tư đối với chứng khoán giảm đi, dòng tiền bị rút ra, khiến giá cổ phiếu giảm.
Việc hạ lãi suất cũng khiến cho dòng tiền nhàn rỗi đang gửi tiếp kiệm rút đi, tìm kiếm kênh đầu tư khác sinh lời tốt hơn. Lấy ví dụ, ở mức lãi suất 8,5%/ năm vào năm 2018, tương ứng với mức P/E khoảng 11 năm.
Nghĩa là gửi tiết kiệm và gửi luỹ kế cả lãi suất liên tục trong 11 năm sẽ thu về số lãi bằng với số tiền gửi ban đầu, tất nhiên với giả định lãi suất không thay đổi trong 11.76 năm đó. Như vậy, các cổ phiếu có P/E phải thấp hơn đáng kể mức 11.76 mới đủ hấp dẫn để thu hút được dòng tiền. 
Khi lãi suất giảm đi, tương ứng P/E gửi tiết kiệm tăng lên đáng kể, điều này làm cho định giá cổ phiếu cũng phải tăng lên tương ứng. 
Ở thời điểm hiện tại, PE của VN-Index theo thống kê của Bloomberg là 14.99 (bao gồm cả nhóm VINCOM có PE cao, nếu loại trừ nhóm VNINCOM quá cao ra khỏi chỉ số thị trường thì PE của VN-Index chỉ ở mức 11.5).
Còn mức lãi suất ở mức 4.5% tương ứng PE là 22.22 cao hơn rất nhiều so với PE của thị trường. Đây chính là lý do khiến cho dòng tiền trong nước chuyển dịch vào thị trường. Với dòng tiền mới được bổ sung cùng với các thông tin trong nước ổn định giúp cho VN-Index duy trì được xu hướng tích cực đồng thời cân bằng được áp lực bán ròng của nước ngoài. 
Khi thị trường ổn định và tiếp tục xu hướng tăng, dòng tiền liên tục tìm kiếm các cơ hội đồng thời chính phủ cũng hỗ trợ thị trường bằng các câu chuyện mới. Và sự lên giá chứng khoán lại dẫn đến thu hút thêm dòng tiền mới. 
Hai là, lãi suất cao hơn khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc vay vốn từ ngân hàng cho các hoạt động đầu tư và gia tăng lợi nhuận của mình, chi phí tài chính cao hơn cũng ăn mòn lợi nhuận DN, nhất là các DN sử dụng đòn bẩy tài chính cao.
Đà tăng trưởng khó duy trì dẫn đến giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng, nhiều doanh nghiệp gặp khó như vậy tạo ra làn sóng cộng hưởng làm cho chỉ số thị trường đi xuống. Thị trường chứng khoán từ đó lại càng trở nên kém hấp dẫn. 
Nhân đây, chúng ta bàn thêm về ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái VND/USD. Cũng như với lãi suất, tỷ giá hối đoái VND/USD tăng cũng có tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán. Tỷ giá hối đoái tăng dẫn đến đầu tư vào chứng khoán tại Việt Nam sẽ sinh lời ít hơn so với khi đầu tư vào thị trường các nước khác, nhất là các nhà đầu tư ngoại.
Vì thế dòng tiền sẽ rút khỏi thị trường VN để chuyển hướng sang các thị trường chứng khoán khác hoặc là sang các kênh đầu tư khác sinh lời tốt hơn. Đồng tiền nội mất giá cũng khiến cho chi phí đầu vào của các doanh nghiệp có hoạt động nhập nguyên liệu từ nước ngoài tăng cao, nó cũng khiến cho các DN đi vay ngoại tệ bị lỗ tỷ giá, kéo giảm lợi nhuận. Dẫn đến doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả hơn, giảm sức hấp dẫn, cộng hưởng làm cho chỉ số thị trường tụt đi.

Ngược lại, lãi suất giảm tương ứng chính sách tiền tệ nới lỏng. Tăng trưởng cung tiền của Chính phủ có tác động tích cực đến chỉ số thị trường. Tăng trưởng cung tiền cho thấy Chính phủ đang cố gắng kích thích tăng trưởng kinh tế thông qua tiêu dùng và đầu tư.
Đối với tiêu dùng, tăng tăng trưởng cung tiền giúp người dân mạnh tay chi tiêu hơn và mua hàng hóa của doanh nghiệp. Đối với đầu tư, tăng tăng trưởng cung tiền là hình thức cấp vốn giúp doanh nghiệp có thể vay vốn kích thích sản xuất và hoạt động hiệu quả hơn. Hạ lãi suất cũng làm cho thị trường chứng khoán hấp dẫn hơn khi nhà đầu tư có thể có thêm nguồn lực để đầu tư vào chứng khoán.
Kết luận
Thị trường khởi dầu Q4/2020 bằng 1 liều thuốc hỗ trợ từ lãi suất dần đến dòng tiền tiếp tục gia tăng.
Câu chuyện nội tại của thị trường vẫn có đề tạo điểm tựa cho sự dẫn dắt chung.
Q4/2020 được kỳ vọng nhiều vào KQKD, hồi phục kinh tế vĩ mô và các câu chuyện riêng biệt.
KQKD Q3/2020 sẽ được công bố trong 15 ngày tới sẽ là bước đệm để các dòng tiền lớn ra quyết định.
Khuyến nghị của MABUFs
Tập trung vào các DN có câu chuyện lớn hỗ trợ. 
(1) Quay trở lại đà hồi phục SAU KHI nền kinh tế mở cửa trở lại
- Xuất khẩu: MPC VHC PTB VSC HPG 
- Hàng không: HVN
(2) Đầu tư công
- VLXD: HT1 KSB PLC HPG 
- Xây dựng hạ tầng: FCN C4G
(3) Chuyển sàn: ACB LPB VIB SHB
(4) Thoái vốn nhà nước: DRC CTR VTP
(5) Hạ lãi suất: DIG HDC NLG HPG

P.Lê (theo ACBS)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN