Giá Bitcoin hôm nay 1/8: Biểu đồ dài hạn duy trì xu hướng tăng

Biểu đồ dài hạn duy trì xu hướng tăng .Việc kết phiên trên mức 11.120 USD/1 bit là chìa khoá quyết định sự vực dậy triển vọng tăng giá của Bitcoin (BTC).
Theo số liệu của Bitstamp, tiền điện tử hàng đầu theo giá trị thị trường hiện đang giao dịch ở mức 9.740 USD/1 Bit trên Bitstamp, giảm 9,3% so với giá mở cửa vào ngày 1/7 là 10.759 USD/1 Bit.
Nếu hôm nay, BTC đóng cửa dưới mức 10.759 USD/1 Bit, thị trường tiền ảo sẽ phải ghi nhận khoản lỗ hàng tháng đầu tiên kể từ tháng 1/2019.
Doanh thu của loại tiền ảo này đã tăng lần lượt 11, 8, 28, 62 và 25,89% trong 5 tháng trước đó. Đó được công nhận là chuỗi tăng giá hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 8/2017.
Tuy nhiên, trong tháng 7, BTC có thể phải kết thúc cùng sắc đỏ. Tiền kỹ thuật số hàng đầu thế giới đã tăng 1.000 USD/1 Bit chỉ trong vài phút gần đây.
BTC đã từng tăng từ 9.300 USD/1 Bit lên 10.400 USD/1 Bit chỉ trong 30 phút vào ngày 18/7.
Hơn nữa, giá đã tăng từ 4.100 lên 5.080 trong hai giờ vào ngày 2/4 năm nay, xác nhận sự bứt phá dài hạn.
Điều đáng chú ý nhất là một đột phá kênh giảm giá trong quý cuối cùng của năm 2015, điều này đã mở đường cho đợt tăng kỷ lục lên 20.000 USD/1 Bit.
Trong khi thị trường giao dịch tiền điện tử đang diễn ra vô cùng sôi động tại các quốc gia khác, Ấn Độ được xem là một trong những đất nước đối xử gây gắt nhất với tiền mã hoá số một thế giới - Bitcoin.
Sau gần hai năm làm việc, Ủy ban Liên bộ (UBLB) có nhiệm vụ nghiên cứu tiền mã hóa do nguyên Bộ trưởng Bộ kinh tế chủ trì đã đệ trình báo cáo cuối cùng lên Chính phủ Ấn Độ, cùng dự luật cấm giao dịch tiền điện tử tại nước này.
Gia Bitcoin hom nay 1/8: Bieu do dai han duy tri xu huong tang

Đồng thời, báo cáo cũng đề xuất việc ban hành tiền tệ kỹ thuật chính thức (được công nhận và giám sát bởi chính phủ). Đồng rupee sẽ được Ngân hàng Trung ương Ấn Độ sử dụng như một đồng tiền pháp định.

UBLB bày tỏ sự quan ngại sâu sắc đối với mức độ phổ biến ngày càng tăng của các hệ thống thanh toán điện tử thiếu sự giám sát từ chính phủ. Điều đó có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế Ấn Độ.

Tổ chức này cho rằng những đồng tiền mã hóa do tổ chức tư nhân phát hành "hoàn toàn không có thuộc tính của tiền tệ và không sở hữu giá trị nội tại". 

Do đó, để kết thúc trào lưu khai thác và giao dịch tiền ảo, Ấn Độ đưa ra dự luật đề xuất phạt tù lên tới 10 năm và/hoặc phạt tiền lên tới 7,25 triệu USD đối với bất kỳ cá nhân nào "trực tiếp hoặc gián tiếp khai thác, tạo, nắm giữ, bán, giao dịch, chuyển nhượng, thanh lý hoặc phát hành tiền mã hoá".

Trước khi chính phủ quyết định số phận tiền mã hoá tại Ấn Độ, báo cáo và dự luật từ UBLB sẽ được xem xét bởi tất cả các bộ ngành và cơ quan quản lý có liên quan.

"Ủy ban rất hoan nghênh và ủng hộ công nghệ, cũng như khuyến khích sử dụng công nghệ rộng rãi trong việc cung cấp dịch vụ tài chính. Công nghệ này cũng sẽ hỗ trợ rất nhiều cho chính phủ trong việc phát hành một đồng rupee (tiền kỹ thuật số) chính thức.

Trong khi đó, tiền mã hoá tư nhân hoàn toàn không có giá trị. Và việc cấm cửa loại tiền này là vô cùng chính xác",theo  nguyên Bộ trưởng Bộ Kinh tế Ấn Độ – Subhash Chandra Garg.

Quỳnh Hoa

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN