Dòng tiền bắt đáy tăng vọt, nhóm cổ phiếu bất động sản có được 'giải cứu'?

Dòng tiền bắt đáy tăng vọt ở nhóm cổ phiếu bất động sản, một số mã mất thanh khoản trong thời gian qua đã xanh trở lại, nhưng riêng PDR, NVL vẫn nằm sàn.
 
Điểm nhấn của thị trường trong phiên sáng nay (9/11) là thanh khoản của nhóm cổ phiếu bất động sản. Các mã "mất thanh khoản" những phiên gần đây như CEO, DIG, NBB, CII, NLG cùng ghi nhận lực cầu bắt đáy tăng vọt sau phiên ATC.
Cổ phiếu DIG giao dịch khá nhảy vọt khi từ mức sàn lên xanh mạnh nhưng lập tức đảo chiều đỏ, hiện giao dịch quanh 14.000 đồng lúc 9h30ph. 
Trong nhóm này có NVL và PDR vẫn chưa có dấu hiệu tích cực khi vẫn sàn cứng từ khi mở cửa. Với NVL dư bán hiện đang là 24 triệu đơn vị, trong khi đó PDR là hơn 31 triệu đơn vị. 
Dong tien bat day tang vot, nhom co phieu bat dong san co duoc 'giai cuu'?
 Các cổ phiếu BĐS dần xanh trở lại.
Phần lớn cổ phiếu bất động sản được giải cứu nhờ vào cuộc họp giữa Chính Phủ, Bộ Xây dựng cùng các doanh nghiệp bất động sản ngày 8/11 vừa qua.
Theo thông tin báo chí, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP. HCM (HoREA) Lê Hoàng Châu cho biết: "Sáng ngày 8/11, tại TPHCM Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã chủ trì cuộc họp với Bộ Xây dựng cùng đại diện các doanh nghiệp bất động sản phía Nam như Tập đoàn Novaland, Tập đoàn Phú Mỹ Hưng, Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp Becamex, Tập đoàn Hưng Thịnh....
Cùng ngày, tại Hà Nội Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã chủ trì cuộc họp với Bộ Xây dựng cùng đại diện các doanh nghiệp bất động sản phía Bắc gồm Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn Sun Group, Tập đoàn Ecopark, Tập đoàn Tuần Châu, Tập đoàn TNG...", ông Châu cho hay.
Trước những khó khăn này, trong cuộc họp các doanh nghiệp bất động sản đã kiến nghị cần có một Tổ công tác đặc biệt hỗ trợ và giải quyết những khó khăn dứt điểm dự án bị vướng mắc pháp lý phải dừng thực hiện các thủ tục đầu tư xây dựng, tạo niềm tin và “cú huých” cho thị trường bất động sản.
Ông Châu cũng cho biết thêm tại cuộc họp trực tiếp với Phó Thủ tướng, Hiệp hội cũng đã đề nghị xem xét có thể nới trần (room) tín dụng thêm khoảng từ 1-2% để có thêm nguồn vốn tín dụng khoảng 100.000 - 200.000 tỷ đồng để hỗ trợ cho nền kinh tế trong giai đoạn cao điểm cuối năm. Bởi, vừa qua có nhiều trường hợp đang giải ngân nhưng mới chỉ được một phần đã hết room tín dụng.
Anh Nhi

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN