Chứng khoán ngày 8/6: Cổ phiếu nào nên chú ý?

Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 8/6.

Khuyến nghị phù hợp cho PVD với giá mục tiêu 20.200 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Duy trì đánh giá PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG dành cho Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PVD) đồng thời điều chỉnh giảm giá mục tiêu khoảng 6% còn 20.200 đồng/CP.

Mức cắt giảm giá mục tiêu khoảng 6% đến từ mức giảm 75% trong dự phóng LNST sau lợi ích CĐTS cho năm 2021 và giảm 14% tổng LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2022-2025, do lợi nhuận từ hoạt động khoan và dịch vụ giếng khoan, mặc dù tác động tích cực của mức giảm 50 điểm cơ bản trong chi phí vốn CSH và cập nhật mô hình định giá đển giữa năm 2022.

VCSC dự báo LNST sau lợi ích CĐTS cốt lõi năm 2021 vẫn ở mức thấp do lợi nhuận thấp từ mảng giàn khoan tự nâng (JU) và dịch vụ giếng khoan - mặc dù có đóng góp từ giàn TAD từ quý 4/2021.

VCSC kỳ vọng sẽ thu được 4,1 triệu USD nợ xấu từ PVEP trong nửa cuối năm 2021 hỗ trợ cho LNST sau lợi ích CĐTS báo cáo.

Tuy nhiên, VCSC vẫn kỳ vọng sự phục hồi của PVD có thể tiếp tục vào năm 2022 với LNST sau lợi ích CĐTS báo cáo dự phóng là 23 triệu USD (gấp 3 lần YoY) nhờ mức phục hồi 8,1% YoY giá thuê ngày giàn JU, hiệu suất hoạt động cải thiện lên 95%, đóng góp cả năm của giàn TAD, và sự phục hồi của mảng dịch vụ giếng khoan.

Theo VCSC, định giá của PVD 2021 hiện là khá phù hợp với EV/EBITDA năm 2021 là 13,0 lần và P/B là 0,6 lần so với ROE dự báo dưới 5% trong 3 năm tới.

Yếu tố hỗ trợ: Giá dầu thô cao hơn dự kiến có thể kích hoạt hiệu suất hoạt động giàn tự nâng và giá thuê ngày phục hồi nhanh hơn. Rủi ro: Chi phí vận hành cao hơn dự kiến do COVID-19.

Chung khoan ngay 8/6: Co phieu nao nen chu y?
 Cổ phiếu nào chú ý phiên 8/6?

Ngưỡng hỗ trợ của D2D tại mức giá 53.500 đồng/cp

CTCK BIDV (BSC): D2D đang ở trong trạng thái tích lũy tại khu vực 50-55 sau khi có quãng thời gian giảm giá trong tháng 3 và tháng 4. Thanh khoản cổ phiếu trong những phiên gần đây đang có chiều hướng tăng dần.

Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái khả quan. Chỉ báo động lượng RSI ở trên giá trị 50 đồng thời đường EMA12 vừa cắt lên trên đường EMA26 nên cổ phiếu tiềm năng sẽ thiết lập đà tăng trong ngắn hạn.

Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của D2D nằm tại khu vực xung quanh 53.5. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 60, cắt lỗ nếu ngưỡng 52 bị xuyên thủng.

Khuyến nghị mua VPB với giá mục tiêu 85.700 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Nâng giá mục lên 66% và duy trì khuyến nghị MUA dành cho Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB) lên 85.700 đồng/cp do

(1) cập nhật vào mô hình mức tăng trong vốn chủ sở hữu từ số tiền thu được nhờ bán FEC và phát hành để huy động vốn trong tương lai cũng như (2) tăng 38% tổng thu nhập ròng dự phóng cho giai đoạn 2021-2025.

VCSC điều chỉnh tăng dự phóng thu nhập ròng năm 2021 (trước lợi ích CĐTS) thêm 19% so với dự báo trước đó lên 14,1 nghìn tỷ đồng (+35,3% YoY) do (1) cắt giảm 15% trong giả định chi phí dự phòng và (2) tăng 41% trong giả định thu nhập phí thuần (NFI). LNST sau lợi ích CĐTS năm 2021 dự báo sẽ tăng +30,8% YoY.

VCSC cập nhật mô hình định giá cho VPB với giả định chào bán cho 1 nhà đầu tư chiến lược theo nhiều giai đoạn với đợt đầu tiên dự kiến diễn ra vào năm 2021 với việc bán 60,2 triệu cổ phiếu quỹ, tiếp theo là đợt chào bán lớn hơn 344 triệu cổ phiếu trong năm 2022 (tỷ lệ cổ phiếu sơ cấp/thứ cấp là 50:50) để tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) hợp nhất từ 11,7% năm 2020 lên 18,5% năm 2022.

Tỷ lệ CAR tăng theo từng giai đoạn sẽ cho phép ngân hàng tăng tốc độ tăng trưởng tín dụng từ 17,5% năm 2021 lên mức đỉnh 22,1% vào năm 2023 và sau đó giảm dần xuống 18,2% vào năm 2025.

VCSC cập nhật tiền gửi của các tổ chức tín dụng tăng từ 2,5% trên tổng nợ phải trả có phát sinh lãi (bao gồm cả tiền gửi) vào năm 2020 lên 7% vào năm 2025, điều này sẽ được thúc đẩy chủ yếu bởi tăng trưởng tiền gửi của các tổ chức tín dụng bằng ngoại tệ được thúc đẩy bởi sự hiện diện mà chúng tôi cho rằng sẽ là NĐT chiến lược Nhật Bản.

Kịch bản này - cùng với sự gia tăng dự kiến trong tỷ lệ CASA - dự kiến sẽ làm giảm chi phí huy động hợp nhất từ 5,9% vào năm 2020 xuống 4,2% vào năm 2025.

Rủi ro: Không chốt được NĐT chiến lược sẽ ảnh hưởng đến dự phóng tăng CASA, nguồn vốn từ nước ngoài và tăng trưởng tín dụng khó để đạt được hơn.

Anh Nhi

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN