Chứng khoán ngày 25/5: Có nên mua cổ phiếu đại gia xây dựng Hoà Bình?

Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 25/5.
 

Khuyến nghị mua KSB và chốt lãi quanh mức 25.000 đồng/cp

CTCK Ngân hàng BIDV (BSC): KSB đang ở trong trạng thái tăng giá từ đầu tháng 4 đến nay đồng thuận với đà hồi phục của thị trường chứng khoán Việt Nam. Thanh khoản cổ phiếu những phiên gần đây vẫn đang duy trì giá trị tốt và ổn định.

Phiên 22/5, sự hưng phấn đã đẩy giá cổ phiếu vượt ngưỡng cản tại giá 21.000 đồng/cp để chính thức phá vỡ xu hướng giảm dài hạn. Các chỉ báo xu hướng hầu hết đều đang ủng hộ cho trạng thái tích cực của KSB.

Tuy vậy, chỉ báo động lượng RSI vừa đi vào vùng quá mua nên cổ phiếu có thể có những nhịp điều chỉnh ngắn hạn trong đà tăng của mình.

Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của KSB nằm tại mốc 19.500 đồng/cp. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại xung quanh ngưỡng 25.000 đồng/cp, cắt lỗ nếu mốc 18.000 đồng/cp bị xuyên thủng.

Duy trì khuyến nghị mua cho VHC do triển vọng của cá tra

CTCK Bản Việt (VCSC): Khuyến nghị mua cho (VHC) khi giữ quan điểm tích cực về triển vọng dài hạn của ngành xuất khẩu cá tra tại Việt Nam và tiềm năng tăng trưởng mảng collagen và gelatin (C&G) vốn có biên lợi nhuận cao của VHC.

VCSC duy trì giá mục tiêu khi gia hạn định giá đến giữa năm 2021 và trong bối cảnh giá bán trung bình (ASP) cá fillet hiện vượt dự báo trước đây. Các điều chỉnh này bị trung hòa bởi cạnh tranh gay gắt hơn sau khi Mỹ (thị trường chính của VHC) công bố mức thuế chống bán phá giá thuận lợi cho 2 đối thủ mới trong tháng 4/2020.

VCSC tăng dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2020 thêm 10% nhờ giả định ASP cá fillet cao hơn và nhu cầu cá tra tại Trung Quốc bắt đầu phục hồi từ cuối quý 1.

Chung khoan ngay 25/5: Co nen mua co phieu dai gia xay dung Hoa Binh?
 Chọn cổ phiếu nào phiên giao dịch 25/5?

Tuy nhiên, điều chỉnh giảm dự báo LNST sau lợi ích CĐTS 2021-2022 lần lượt 9%/8% khi giả định thị phần sản lượng của VHC tại Mỹ sẽ giảm từ 44% trong năm 2019 còn 26% trong năm 2022.

Dự báo EPS cốt lõi sẽ giảm 19% YoY trong năm 2020 do dịch COVID-19 và tăng 35%/15% YoY trong năm 2021/2022 nhờ nhu cầu cá tra toàn cầu phục hồi và đóng góp cao hơn từ mảng C&G.

Giá mục tiêu cho VHC tương ứng với P/E năm 2021 là 6,5 lần – thấp hơn P/E trung bình trượt 5 năm là 7,2 lần.

Rủi ro cho quan điểm tích cực dịch COVID-19 kéo dài khiến nhu cầu cá tra tiếp tục suy yếu, thị phần và biên lợi nhuận thấp hơn dự kiến tại thị trường Mỹ do cạnh tranh gia tăng.

Khuyến nghị mua HDB

CTCK Bản Việt (VCSC): Điều chỉnh giảm giá mục tiêu 12% và duy trì khuyến nghị mua dành cho Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM (HDB). Mức giảm giá mục tiêu đến từ mức giảm 10% trong tổng thu nhập ròng dự báo cho giai đoạn 2020-2022.

Mức giảm trong thu nhập ròng dự báo chủ yếu đến từ dự báo thu nhập ngoài lãi (NOII) thấp hơn và giả định tỷ lệ xử lý nợ cao hơn với điều chỉnh tâp trung vào năm 2020.

Thu nhập ròng dự phóng 2020 giảm 15% so với dự báo trước đây, đạt 4,1 nghìn tỷ đồng (+1,5% YoY) do (1) mức giảm dự phóng 9% trong lợi nhuận trước dự phòng và (2) mức tăng 9% trong chi phí dự phòng dự phóng.

VCSC kỳ vọng NIM sẽ tăng 37 điểm cơ bản YoY đạt 5,01%, đến từ (1) cải thiện đáng kể lợi suất tài sản sinh lãi (IEA) tại ngân hàng mẹ từ nửa cuối 2019 và (2) tỷ lệ cho vay/huy động (LDR) dự phóng tăng cho năm 2020. Dự phóng mức NIM hợp nhất trung bình đạt khoảng 5,1% trong giai đoạn 2021-2024.

VCSC cho rằng định giá của HDB (vốn khá phù hợp với định giá các ngân hàng khác) là hấp dẫn với P/B dự phóng 2020 đạt 1,1 lần. HDB có đủ khoản đệm vốn theo quy định để tận dụng các cơ hội tăng trưởng. Giá mục tiêu tương ứng với P/B 2020 đạt 1,3 lần và so với P/B dự phóng 2020 cho VPB là 1,4 lần.

Rủi ro: (1) rủi ro thực hiện trong việc triển khai mảng thẻ tín dụng tại HDS; (2) gặp khó khăn trong kiểm soát nợ xấu và chi phí tín dụng: (3) dịch COVID-19 kéo dài có thể dẫn đến tăng nợ xấu.

Anh Nhi

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN