Chứng khoán ngày 1/9: Cổ phiếu nào nên chú ý?

Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 1/9.

Khuyến nghị mua CTG với giá mục tiêu 43.600 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Nâng giá mục tiêu cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (CTG) thêm 2,6% lên 43.600 đồng/CP và duy trì khuyến nghị MUA.

Giá mục tiêu cao hơn chủ yếu được hỗ trợ bởi mức định giá cao hơn được tạo ra bởi phương pháp thu nhập thặng dư sau (1) mức tăng tổng cộng 2,1% trong LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2022-2025 - mặc dù chúng tôi cắt giảm 22,6% LNST sau lợi ích CĐTS năm 2021 - và (2 ) tăng giả định của chúng tôi đối với mức tăng trưởng trung hạn và tăng trưởng vô hạn trong mô hình định giá từ 3,5% và 2% lên lần lượt 4% và 3%.

Điều chỉnh giảm 22,6% LNST sau lợi ích CĐTS năm 2021 do (1) thu nhập từ lãi (NII) giảm 6,7% sau mức giảm 19 điểm cơ bản trong NIM dự phóng, (2) thu nhập phí ròng (NFI (bao gồm giao dịch ngoại hối) giảm 9,3% và ( 3) chi phí dự phòng tăng 39,3% chủ yếu do giả định CTG sẽ ghi nhận toàn bộ chi phí dự phòng theo TT03 trong năm 2021. Những khoản mục này được bù đắp một phần bởi chi phí HĐKD (OPEX) giảm 12,1%.

Nâng dự phóng lợi nhuận giai đoạn 2022-2025F lên 2,1% chủ yếu do (1) tổng chi phí dự phòng giảm 8,9% do giả định rằng CTG sẽ ghi nhận tất cả chi phí dự phòng theo TT03 vào năm 2021 (so với giả định trước đó là trong 3 năm từ 2021 đến 2023) và (2) tổng mức giảm 4,2% trong OPEX, bị ảnh hưởng một phần bởi (1) tổng NII giảm 0,1% và (2) tổng NFI (bao gồm cả giao dịch ngoại hối) giảm 8,0%.

Duy trì giả định về khoản phí ứng trước từ thỏa thuận bancassurance độc quyền với Manulife là 300 triệu USD với việc CTG ghi nhận trước 60 triệu USD phí này vào năm 2021.

Rủi ro chính: Rủi ro thực hiện trong việc nâng tỷ lệ cho vay bán lẻ và/hoặc CASA; thương vụ bancassurance không trọng yếu như dự kiến; Dịch COVID-19 kéo dài có thể (1) yêu cầu các biện pháp tiếp tục hỗ trợ cho khách hàng làm giảm tỷ lệ NIM và (2) dẫn đến tỷ lệ nợ xấu cao hơn dự kiến.

Chung khoan ngay 1/9: Co phieu nao nen chu y?
 CTCK khuyến nghị cổ phiếu nào phiên 1/9?

Mở vị thế mua PVS quanh ngưỡng 25.900 đồng/cp

CTCK BIDV (BSC): PVS đang hình thành xu hướng hồi phục từ ngưỡng đáy 24.0. Thanh khoản cổ phiếu vượt gưỡng trung bình 20 phiên, đồng thuận với đầ tăng giá cổ phiếu.

Đồng thời, đường giá cổ phiếu đã vượt lên đường MA20 và MA50; báo hiệu xu hướng tăng giá tích cực. Chỉ báo RSI và MACD đều đang ủng hộ xu hướng tăng giá này.

Nhà đầu tư có thể mở vị thế quanh ngưỡng giá 25.9, chốt lãi khi cổ phiếu tiếp cận ngưỡng 32.0 và cắt lỗ nếu cổ phiếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 24.5.

Khuyến nghị phù hợp cho AST với giá mục tiêu 46.000 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Giảm giá mục tiêu cho CTCP Hàng không Taseco (AST) thêm 7,1% còn 46.000 đồng/CP và giữ khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG. Giá cổ phiếu của AST đã tăng 6,0% trong 3 tháng qua.

Giá mục tiêu thấp hơn chủ yếu do điều chỉnh giảm dự báo tổng LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2021-2025 thêm 22,4% để phản ánh tác động mạnh của dịch COVID-19 đối với các lĩnh vực liên quan đến hàng không trong 6 tháng cuối năm 2021 cũng như khả năng phục hồi dự kiến chậm hơn của mảng bán lẻ tại sân bay trong những năm tiếp theo.

Đối với năm 2021, dự báo AST sẽ lỗ 146 tỷ đồng so với khoản lỗ 116 tỷ đồng trong dự báo trước đây của chúng tôi, chủ yếu do (1) giảm dự báo tăng trưởng doanh thu tại các cửa hàng hiện hữu (SSS) và (2) giảm dự báo biên lợi nhuận gộp năm 2021.

VCSC dự báo tăng trưởng SSS của AST sẽ đạt 15% so với mức của năm 2019 với biên lợi nhuận gộp chạm mức thấp là 25,2% khi AST hoạt động kém hiệu quả trong 6 tháng đầu năm 2021.

Trong giai đoạn 2022-2025, giảm 13,4% dự báo tổng LNST sau lợi ích CĐTS cho AST, chủ yếu đến từ biên lợi nhuận gộp của mảng bán lẻ tại sân bay phục hồi chậm hơn khi kỳ vọng AST sẽ giảm giá bán tại các cửa hàng bán lẻ tại sân bay để kích thích tình trạng nhu cầu thấp sau dịch COVID-19.

VCSC tin tưởng vào sự phục hồi của ngành hàng không Việt Nam khi ngành này đã thể hiện sự phục hồi mạnh mẽ sau các đại dịch và cú shock kinh tế trong quá khứ. Tuy nhiên, cho rằng AST cần 5 năm để phục hồi hoàn toàn khi số lượng hành khách quốc tế dự kiến phục hồi chậm trong khi đóng vai trò là yếu tố dẫn dắt chính cho lợi nhuận của AST.

Rủi ro: Việc triển khai chậm trễ và/hoặc hiệu quả của vaccine giảm có thể ảnh hưởng việc nối lại các chuyến bay quốc tế. Yếu tố hỗ trợ: Kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 có thể thúc đẩy quá trình mở cửa trở lại trên toàn cầu.

Anh Nhi

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN