6 tháng lỗ hơn 1 tỷ, PVR thực hiện được gần 25% kế hoạch lỗ cả năm

6 tháng đầu năm, PVR lỗ ròng hơn 1 tỷ đồng, còn cách xa "kế hoạch" lỗ cả năm là hơn 5 tỷ đồng.
CTCP Đầu tư PVR Hà Nội (UPCoM: PVR) công bố báo cáo tài chính quý 2/2020 với doanh thu thuần 393 triệu đồng, trong khi cùng kỳ không phát sinh khoản này.
Trong khi đó, chi phí tài chính ghi nhận 571 triệu đồng, giảm 83% so với mức 3,3 tỷ của cùng kỳ.
Sau khi trừ các loại chi phí khác, PVR lỗ ròng gần 56 triệu đồng, trong khi cùng kỳ có lãi 2,2 tỷ đồng. Luỹ kế 6 tháng, lợi nhuận của PVR ghi nhận âm 1,37 tỷ đồng, cao hơn mức lỗ 852 triệu của cùng kỳ.
Với mức lỗ này, lỗ luỹ kế chưa phân phối của PVR tăng lên gần 74 tỷ đồng.
6 thang lo hon 1 ty, PVR thuc hien duoc gan 25% ke hoach lo ca nam
 
Năm 2019, PVR lỗ 818 triệu đồng, ghi nhận năm thứ 5 liên tiếp chìm trong thua lỗ. Thậm chí, đơn vị kiểm toán còn từ chối đưa ra ý kiến đối với Báo cáo tài chính năm 2019 của PVR vì nhiều lý do.
Gần đây, ngày 4/7, PVR đã quyết định chuyển nhượng lại các hợp đồng thuê đất của các hộ dân tại khu vực Đảo 73 và các khu vực lân cận thuộc kế hoạch đền bù giải phóng mặt bằng dự án khu du lịch quốc tế cao cấp Ba Vì để thu hồi tiền trả nợ vay ngắn hạn cho các khoản vay đã quá hạn.
Năm 2020, PVR đặt kế hoạch doanh thu 1 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế âm 5,5 tỷ đồng. Kế hoạch này chưa xác định đến rủi ro từ dự án khu du lịch cao cấp quốc tế Ba Vì, dự án CT10-11 Văn Phú và trích lập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư khác.
PVR có vốn điều lệ 531 tỷ đồng, trong đó cổ đông lớn khá nhiều cả tổ chức và cá nhân.
Cụ thể, cổ đông lớn nhất của PVR là bà Trần Thị Thắm với 23,51%, Công ty TNHH VNT sở hữu 15,35%, CTCP Tập đoàn Đại Dương (OGC) 9,5%, CTCP Quản lý Quỹ PVI 8,19%, Ngân hàng TM TNHH MTV Dầu khí Toàn Cầu (GPBank) nắm 5,65%, Công ty TNHH MHD Golf 5,1%, ông Trần Trường Giang 5,11% và bà Bùi Thị Thu Thuỷ 5,29%.
Minh An

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN