10 nghề ăn Tết không trọn vẹn

(Vietnamdaily) - Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 đã đến. Nhưng cũng như thông lệ, không ít người không thể quây quần đón Tết cùng gia đình và người thân do đặc thù nghề nghiệp của họ.
  • Phi công từ lâu vốn được xem là một trong những nghề nghiệp hấp dẫn và lương cao. Bên cạnh những ưu ái họ được hưởng, các phi công cũng có thiệt thòi riêng như hiếm khi được sum vầy cùng gia đình, ngay cả những dịp lễ Tết Nguyên đán. Ảnh: vietjet.asia.
  • Cũng giống như phi công, nghề tiếp viên hàng không cũng ít khi được đón Tết Nguyên Đán ở nhà. Ảnh: iOne.
  • Trong dịp lễ Tết, số bệnh nhân nhập viện thường tăng cao. Vì thế, bác sĩ, y tá túc trực cũng chóng mặt với công việc của họ ở bệnh viện. Ảnh: Đời sống Plus.
  • Lực lượng cảnh sát luôn sẵn sàng túc trực để đảm bảo sự bình yên, an toàn cho xã hội. Ảnh: PLO.
  • Tương tự, lực lượng quân đội hay các chiến sĩ hải đảo, biên giới xa xôi... cũng là những người thường xuyên đón tết xa gia đình. Họ ở bên cạnh đồng đội của mình, vừa đón Tết vừa sẵn sàng làm nhiệm vụ. Ảnh: Tuổi Trẻ Thủ Đô.
  • Tết đến cũng là quãng thời gian căng thẳng nhất với lực lượng PCCC do thời điểm này dễ xảy ra cháy nổ do sự bất cẩn của nhiều người dân khi thắp hương, đốt vàng mã trong dịp Tết. Vì vậy, cảnh sát PCCC luôn phải túc trực 24/24. Ảnh: Cảnh sát PCCC TP. Hà Nội.
  • Công nhân ngành điện cũng phải trực Tết sát sao. Ảnh: Báo Quảng Nam.
  • Những người làm nhiệm vụ bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, công sở cũng phải ngậm ngùi "mất" Tết vì đặc thù công việc của mình. Ảnh: baovechuyennghiepthanglong.vn.
  • Rất ít tài xế taxi nghỉ ngơi trong những ngày Tết. Vì đây là thời điểm để họ nhận những chuyến đi xa tăng thêm thu nhập. Ảnh: taxigroup.net.
  • Những người giúp việc ngày Tết được nhận khoản lương khá hậu hĩnh nhưng đổi lại, họ phải chấp nhận đón năm mới xa gia đình. Ảnh: Internet.

    Video "Những người không nghỉ Tết". Nguồn: VTV1.
Bảo Ngọc (Tổng hợp)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN