Khám phá núi thiêng Thần Đinh có chùa Non, giếng Tiên

Núi Thần Đinh có chùa Non và giếng Tiên nổi tiếng linh thiêng ai đến cũng mang chút nước về cầu mong bình an, may mắn. 
  • Kham pha nui thieng Than Dinh co chua Non, gieng Tien
    Núi Thần Đinh còn gọi là núi Bất Nghĩa, núi Chùa Non, ngự trị bên dòng sông Long Đại, thuộc thôn Rào Đá, xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.

  • Kham pha nui thieng Than Dinh co chua Non, gieng Tien-Hinh-2
    Thần Đinh nằm trong vùng đất thiêng được người dân địa phương gọi là “Đầu Mâu đa tiên, Thần Đinh đa phật”.
  • Kham pha nui thieng Than Dinh co chua Non, gieng Tien-Hinh-3
    Dương Văn An, vị tiến sĩ, thượng thư triều Mạc, năm 1553 trong cuốn "Ô Châu Cận lục" đã mô tả: "Núi Thần Đinh nguy nga, thế hùng dũng trùm 4 trăm châu".
  • Kham pha nui thieng Than Dinh co chua Non, gieng Tien-Hinh-4
    Núi Thần Đinh có độ cao 405m so với mực nước biển, đứng từ xa cả vùng núi hiện lên hệt như một đụn rơm lớn với phần đỉnh được san bằng.
  • Kham pha nui thieng Than Dinh co chua Non, gieng Tien-Hinh-5
    Để chinh phục đỉnh núi Thần Đinh, du khách phải vượt qua khoảng 1265 bậc đá, hai bên đường là những hàng cây xanh mát. Dọc đường đi còn có hai ngôi mộ cổ được đắp đá rất đẹp.
  • Kham pha nui thieng Than Dinh co chua Non, gieng Tien-Hinh-6
    Trên đỉnh Thần Đinh có một khu đất bằng phẳng, rộng hơn 400m2, là nơi cách đây hơn ba trăm năm người xưa đã chọn để xây cất khu chùa Non (còn có tên Kim Phong).
  • Kham pha nui thieng Than Dinh co chua Non, gieng Tien-Hinh-7
    Chùa được xây dựng vào năm 1701. Ở đây tồn tại tấm bia đá lập vào thời Minh mạng thứ 11 (1830) ghi chép về chùa.
  • Kham pha nui thieng Than Dinh co chua Non, gieng Tien-Hinh-8
    Theo sử sách và văn bia ghi lại, từ xưa trên núi Thần Đinh có chùa Kim Phong cổ tự, một ngôi chùa được dựng bằng tranh tre từ thời Hậu Lê và được xây lại bằng gạch dưới thời Nguyễn (1829).
  • Kham pha nui thieng Than Dinh co chua Non, gieng Tien-Hinh-9
    Người dân nơi đây vẫn lưu truyền câu ca dao: "Chiều chiều ngắm ngọn Thần Đinh/Chùa Non mây phủ trắng ghềnh Đại Giang".
  • Kham pha nui thieng Than Dinh co chua Non, gieng Tien-Hinh-10
    Cảnh vật trên núi Thần Đinh bây giờ trông không khác mấy so với những gì mà sách Đại Nam Nhất Thống Chí đã từng mô tả: Sườn núi có động sâu thẳm rộng rãi, cửa động hẹp phải nghiêng mình mà vào một hồi mới rộng. Trong động có hai tầng.
  • Kham pha nui thieng Than Dinh co chua Non, gieng Tien-Hinh-11
    Đá xếp hệt như bàn ghế, có viên giống tượng phật, lại có thạch nhũ trùng điệp rủ xuống. Thạch nhũ trong động có chỗ như cái tàn vàng, có chỗ như hình voi.
  • Kham pha nui thieng Than Dinh co chua Non, gieng Tien-Hinh-12
    Ngoài động có giếng đá nước ngọt, không bao giờ cạn gọi là giếng Tiên. Giữa trưa hè nắng nóng giếng Tiên trên núi vẫn đầy nước, trong vắt. Giếng nằm ngay giữa bốn bề là đá khô khốc, không biết nước có từ đâu để giếng luôn đầy.
  • Kham pha nui thieng Than Dinh co chua Non, gieng Tien-Hinh-13
    Ngày nay, người dân đến ngoạn cảnh Thần Đinh thường mang theo chai nước để lấy ít nước từ giếng Tiên về dùng, coi như nguồn nước tinh túy từ chốn thần tiên với bao điều mong ước.
  • Kham pha nui thieng Than Dinh co chua Non, gieng Tien-Hinh-14
    Ngoài ra, ở độ cao 342m trên núi Thần Đinh, đứng trên đỉnh núi có thể ngắm nhìn cảnh sắc tươi đẹp của vùng đất Quảng Ninh với dòng Đại Giang hiền hòa uốn mình lúc ẩn, lúc hiện dưới chân núi, sau những rặng cây xanh. Tất cả tạo nên vẻ đẹp hoang sơ, huyền ảo.
  • Kham pha nui thieng Than Dinh co chua Non, gieng Tien-Hinh-15
    Núi Thần Đinh bây giờ đã trở thành điểm du lịch sinh thái, tâm linh khá hấp dẫn cho du khách.
  • Mời độc giả xem video: Người dân TP Hồ Chí Minh trước thời điểm siết chặt giãn cách xã hội. Nguồn:VTV24.
Sơn Hà (TH)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN