Cổ vật 5.000 tuổi có 'chữ ký đầu tiên' của nhân loại

Cổ vật 5.000 tuổi được làm từ đất sét mô tả chi tiết công thức làm bia được khai quật tại thành phố cổ Uruk, ở miền nam Iraq ngày nay.  Đáng chú ý là trên tấm bia có "chữ ký đầu tiên" của nhân loại.
  • Soi co vat 5.000 tuoi co “chu ky dau tien” cua nhan loai
    Trong cuộc khai quật tại thành phố cổ Uruk, ở miền nam Iraq ngày nay, các nhà khảo cổ tìm thấy một cổ vật 5.000 tuổi. Đó là tấm bia bằng đất sét.
  • Soi co vat 5.000 tuoi co “chu ky dau tien” cua nhan loai-Hinh-2
    Trên tấm bia này có mô tả chi tiết công thức làm bia và mang “chữ ký đầu tiên trên thế giới”.
  • Soi co vat 5.000 tuoi co “chu ky dau tien” cua nhan loai-Hinh-3
    Chữ ký này được biểu thị bằng các ký hiệu dịch là "KU" và "SIM" ở góc trên cùng bên trái của cổ vật đặc biệt này.
  • Soi co vat 5.000 tuoi co “chu ky dau tien” cua nhan loai-Hinh-4
    Theo các chuyên gia, đây là cách viết tên "Kushim" có thể là tên của người ghi chép hay người đã khắc nội dung lên tấm bia bằng đất sét 5.000 năm tuổi.
  • Soi co vat 5.000 tuoi co “chu ky dau tien” cua nhan loai-Hinh-5
    Những chữ khắc trên tấm bia thể hiện cách thức sản xuất bia của con người từng dùng tại Đền Inanna ở Trung Đông vào năm 3100 trước Công nguyên.
  • Soi co vat 5.000 tuoi co “chu ky dau tien” cua nhan loai-Hinh-6
    Cổ vật này có kích thước 7,6 x 7,6 cm. Chuyên gia Timothy Bolton tại Nhà đấu giá Bloomsbury cho hay chữ ký trên tấm bia này vô cùng quan trọng. Nguyên do là vì nó là một phần cơ bản và đầu tiên xác định danh tính của cá nhân nào đó.
  • Soi co vat 5.000 tuoi co “chu ky dau tien” cua nhan loai-Hinh-7
    Chính vì vậy, tấm bia cổ này mới được bán với giá 175.000 bảng Anh (hơn 5 tỷ đồng) trong một cuộc đấu giá tổ chức ở London (Anh).
  • Mời độc giả xem video: Nhức nhối nạn mất cắp cổ vật trong đình chùa. Nguồn: VTC1.
Tâm Anh (theo DM)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN