Bí ẩn lăng mộ đá ở Hà Nội bị vùi lấp hàng trăm năm

Bị vùi lấp dưới lớp bùn trong trận lũ lịch sử làm vỡ đê Sâm Thụy 270 năm về trước và một trận lũ lớn khác vào năm 1914, lăng mộ đá Quận Vân tưởng như không còn tồn tại cho đến khi được phát hiện trong cuộc khai quật khảo cổ năm 1980.
  • Bi an lang mo da o Ha Noi bi vui lap hang tram nam

    Nằm giữa cánh đồng thuộc thôn Nỏ Bạn, xã Vân Tảo, huyện Thường Tín, Hà Nội, lăng mộ đá Quận Vân là nơi yên nghỉ của Quận công Đại giang Đỗ Bá Phẩm, thời nhà Lê Trung Hưng (1533 - 1789).
  • Bi an lang mo da o Ha Noi bi vui lap hang tram nam-Hinh-2

    Toàn bộ khu lăng rộng khoảng 960 m2 được chia làm 3 phần: cổng lăng, khu sinh phần, nhà bia. Nhà bia có 4 cột ở 4 góc là trụ đỡ cho mái vòm đá cong. Mỗi đường điêu khắc còn hiển hiện rõ rệt, không một nét mờ. Bên trong có một tấm bia cỡ lớn, trên cao 2m, được dựng tháng 11-1733 (Long Đức thứ 2).

  • Bi an lang mo da o Ha Noi bi vui lap hang tram nam-Hinh-3

    Mộ phần Quận Vân - nhân vật chính của lăng mộ đá cổ nằm ở phía trên cùng sau nhà bia. Nhà mộ hình mui rùa nhưng có chóp đỉnh và hình bốn mái. Phần thân mộ nằm chìm dưới lòng đất, đã từng được khai quật để làm sáng tỏ những bí mật bên trong.
  • Bi an lang mo da o Ha Noi bi vui lap hang tram nam-Hinh-4

    Đáng chú ý ở lăng mộ đá này, chính là những linh vật được người xưa tạo tác, trong đó có cặp chó đá với khuôn mặt hiền lành, được làm vô cùng đơn giản, không có bất cứ họa tiết cầu kỳ nào. Trong khi đó đôi nghê trước cửa nhà bia được điêu khắc tinh xảo hơn với miệng ngậm châu ngọc, đầu và cổ được chạm khắc hình vân xoắn.
  • Bi an lang mo da o Ha Noi bi vui lap hang tram nam-Hinh-5

    Chiếc ngai bằng đá được đặt ở giữa lăng mộ có hình một chiếc ghế đá có tay đầu rồng.
  • Bi an lang mo da o Ha Noi bi vui lap hang tram nam-Hinh-6

    Trước ngai là bệ hương và phía dưới là sập thờ cũng hoàn toàn làm từ đá rất tinh xảo.
  • Bi an lang mo da o Ha Noi bi vui lap hang tram nam-Hinh-7

    Hai bên đường thần đạo vào khu sinh phần, mỗi bên đặt một hương án khá rộng, mặt hương án được bào soi và khắc gờ chỉ công phu. Đặt trên mỗi thân hương án là một khối đá hình tứ giác, chạm trổ “long mã hý cầu”.
  • Bi an lang mo da o Ha Noi bi vui lap hang tram nam-Hinh-8

    Nổi bật nhất là đôi tượng chiến binh canh gác cho lăng mộ với đầy đủ trang phục, binh khí, thần thái sinh động.
  • Bi an lang mo da o Ha Noi bi vui lap hang tram nam-Hinh-9

    Trông coi khu lăng mộ, ông Nguyễn Văn Chì (Thường Tín, Hà Nội) cho biết, theo truyền thuyết, khoảng 270 năm về trước, đê Sâm Thụy bị vỡ, tất cả làng mạc bị vùi lấp dưới lớp bùn. Trong đó, có cả lăng mộ đá Quận Vân.
  • Bi an lang mo da o Ha Noi bi vui lap hang tram nam-Hinh-10

    Đồng thời, những dấu mốc lịch sử để lại cho thấy lăng mộ này đã từng bị chôn vùi thêm nữa sau lần vỡ đê trong trận lũ lịch sử khác vào năm 1914.
  • Bi an lang mo da o Ha Noi bi vui lap hang tram nam-Hinh-11

    Đến những năm 1980, một cuộc khai quật khảo cổ với quy mô lớn được hoàn thành thì lăng mộ đá với quy mô lớn hiện ra trước sự ngỡ ngàng của người dân trong vùng.
  • Bi an lang mo da o Ha Noi bi vui lap hang tram nam-Hinh-12

    Theo thông tin lịch sử, đá để xây dựng khu lăng được lấy về từ Đông Triều (Quảng Ninh). Đến nay, giới chuyên môn vẫn tiếp tục tìm hiểu việc, bằng cách gì những khối đá nặng hàng chục tấn được vận chuyển về đây với phương tiện thô sơ giai đoạn đầu thế kỷ 18.
    "Khu lăng mộ đá cổ được phát hiện và thực hiện khai quật từ những năm 1980. Trước đó không ai nghe nói, không ai biết đến khu lăng mộ đá này vì bị vùi sâu dưới đất. Năm 2004, khu lăng mộ đá được xếp hạng là di tích quốc gia", ông Nguyễn Văn Hoàn (Phó Chủ tịch UBND xã Vân Tảo, huyện Thường Tín, Hà Nội) cho biết.
Theo Trọng Hiếu/Dân Việt

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN