Tiến sĩ 45 tuổi bị thổi bay gần 100 tỷ đồng trong ngày chứng khoán tăng mạnh

Trái ngược với đà tăng mạnh của thị trường chứng khoán, khối tài sản của đại gia này vẫn bị thổi bay gần 100 tỷ đồng.

Thị trường chứng khoán Việt Nam diễn biến tích cực trong phiên giao dịch ngày 7/8. Kết phiên, chỉ số VN-Index ghi nhận mức tăng mạnh 15,44 điểm, tương đương mức tăng 1,26% để đóng cửa ở mức 1241,42 điểm. Chỉ số HN-Index ghi nhận mức tăng 3,27 điểmm để đóng cửa ở mức 245,68 điểm, trong khi đó chỉ số Upcom-Index cũng tăng 0,87 điểm để đóng cửa ở 92,57 điểm.

Đà tăng mạnh của thị trường chứng khoán Việt Nam mang về niềm vui lớn cho các nhà đầu tư và các đại gia Việt. Theo đó, nhiều đại gia ghi nhận mức tăng tài sản từ hàng trăm tới cả nghìn tỷ đồng.

Tuy nhiên, trái ngược với đà tăng mạnh của chỉ số VN-Index trong phiên giao dịch ngày 7/8, mã cổ phiếu ACB của Ngân hàng TMCP Á Châu do thiếu gia Trần Hùng Huy giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị bất ngờ ghi nhận mức giảm 650đ/cổ phiếu, tương đương mức giảm 2,66% để đóng cửa ở mức giá 23.750đ/cổ phiếu. Cùng với đó, thanh khoản trên sàn cũng ghi nhận tăng mạnh với hơn 28 triệu cổ phiếu được các nhà đầu tư sang tay.

Khối tài sản của Chủ tịch Trần Hùng Huy giảm gần 100 tỷ đồng cùng đà giảm của cổ phiếu ACB

Trong ngày cổ phiếu ACB giảm mạnh, khối ngoại cũng giao dịch mạnh mã cổ phiếu này khi ghi nhận hơn 122,6 triệu cổ phiếu được khối ngoại sang tay nhau, giá trị 3.000 tỷ đồng.

Với đà giảm mạnh của ACB trong phiên giao dịch ngày 7/8, khối tài sản của Chủ tịch Trần Hùng Huy ghi nhận mức giảm hơn 86,5 tỷ đồng. Tính theo giá thị trường, khối tài sản tiến sĩ 45 tuổi đang trực tiếp nắm giữ có giá trị hơn 3.161 tỷ đồng.

Về kết quả kinh doanh, kết thúc quý 2/2023, ngân hàng ACB đã hoàn thành 50% kế hoạch lợi nhuận cả năm, đạt 10.000 tỷ đồng. Trong đó, động lực giúp lợi nhuận của ACB tăng trưởng đến từ thu nhập ngoài lãi tăng 28% so với cùng kỳ 2022.

Tại ngày 30/6/2023, tổng tài sản tại ngân hàng này tăng 4% so với đầu năm lên mức 630.893 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi tại tổ chức tín dụng khác tăng 8% (88.982 tỷ đồng), cho vay các tổ chức tín dụng khác giảm 77% (còn 830 tỷ đồng), cho vay khách hàng tăng 5% (434.031 tỷ đồng). Tiền gửi khách hàng tăng 4% so với đầu năm, lên mức 432.410 tỷ đồng. Tiền vay các tổ chức tín dụng khác giảm 56% còn 3.425 tỷ đồng.

Về chất lượng nợ vay, tổng nợ xấu tính đến 30/6/2023 của ACB là 441 tỷ đồng, tăng 11% so với đầu năm, chưa tính đến 3.596 tỷ đồng cho vay giao dịch ký quỹ của Công ty TNHH chứng khoán ACB. Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ vay tăng từ mức 2,12% đầu năm lên 2,3%.

Sau phiên tăng mạnh của thị trường chứng khoán Việt Nam, nhận định về xu hướng phiên giao dịch ngày 8/8, chuyên gia của chứng khoán Vietcap dự báo thị trường với đại diện là chỉ số VN-Index sẽ tiếp tục đà tăng và hướng lên kháng cự tại 1.260 điểm. Tại đây, lực bán chốt lãi có thể được thúc đẩy và tạo áp lực lên lức mua. Với trạng thái quá mua mạnh của thị trường cùng nền tảng thanh khoản cao, phiên rung lắc có thể tạo nên một sự bùng nổ về thanh khoản của thị trường. Về biến động điểm số, không loại trừ khả năng VN-Index sẽ có phiên điều chỉnh giảm từ vùng kháng cự này. Ngưỡng hỗ trợ EMA5 của chỉ số hiện đang nằm tại 1.230 điểm.

Chuyên gia của CTCK Asean (Aseansc) kỳ vọng rằng thị trường sẽ tiếp tục có quán tính tăng điểm trong phiên để kiểm định vùng kháng cự gần 1.245-1.250 điểm, và xa hơn là vùng kháng cự 1.255-1.260 điểm. Sự rung lắc có thể diễn ra ở vùng giá cao khiến VN-Index thu hẹp đà tăng về phía cuối ngày.

Chuyên gia của CTCK KB Việt Nam (KBSV) nhận định mặc dù áp lực rung lắc sẽ ngày càng trở nên rõ nét hơn trong quá trình đi lên, cơ hội mở rộng đà tăng điểm và hướng lên vùng đích kỳ vọng kế tiếp quanh 1.255 điểm (+/-2 điểm) của VN-Index vẫn tiếp tục được đánh giá cao.

Nhà đầu tư được khuyến nghị giao dịch cân bằng, bán hạ tỷ trọng tại các nhịp vượt đỉnh và chỉ mở mua trở lại khi chỉ số về quanh ngưỡng hỗ trợ.

Hoàng Nam

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN