4 tin đồn tự cứu mình khi bị nhồi máu cơ tim liệu có đúng?

Thay vì tin vào những lời đồn thổi, tốt hơn hết bạn nên biết các bước sơ cứu cơ bản và gọi điện tới bệnh viện gấp khi nghĩ mình bị nhồi máu cơ tim.

4 tin đồn về tự cứu mình khi bị nhồi máu cơ tim

1. Ho mạnh

Có một tin đồn tự chữa khỏi nhồi máu cơ tim được lan truyền rộng rãi ở Đài Loan: “Trước tiên, bạn đừng hoảng sợ, hãy ho liên tục và thật mạnh. Hít thở thật sâu trước mỗi cơn ho”.

Tin đồn này không chỉ lan truyền ở Đài Loan mà còn nổi tiếng ở nước ngoài với tên gọi Cough CPR (ho hồi sức tim phổi). Về mặt lý thuyết, ho mạnh sẽ làm tăng áp lực trong lồng ngực, duy trì lưu lượng máu tiếp tục chảy lên não, trì hoãn tình trạng mất ý thức, chờ đợi trạng thái hồi phục lại của rối loạn nhịp tim.

Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn giữa nhồi máu cơ tim và rối loạn nhịp tim. Đó là tim của bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim vẫn có thể đập và bơm máu bình thường, do đó cơn ho mạnh về cơ bản sẽ không hiệu quả, trừ khi triệu chứng này gây rối loạn nhịp tim hoặc ngừng tim đột ngột.

Việc ho mạnh có thể hữu ích nhưng bệnh nhân phải trong tình trạng tỉnh táo và có thể phân biệt được mình có bị rối loạn nhịp tim hay không, nếu không sẽ vô ích.

Bộ Y tế và Phúc lợi và Hiệp hội Tim mạch Mỹ đã tuyên bố rằng, khi mọi người cảm thấy bị nhồi máu cơ tim, họ không nên nghĩ ho mạnh là phương pháp tự cứu mình mà trì hoãn thời gian vàng cấp cứu. Tốt hơn hết, bạn nên gọi điện cấp cứu hoặc gọi người khác hỗ trợ.

2. Vỗ vào bên trong khủy tay

Có tin đồn rằng: “Trong y học cổ truyền Trung Quốc, vỗ kinh mạch ở bên trong khuỷu tay có thể khai thông khí huyết, loại bỏ mảng bám chặn mạch máu và giảm cơn nhồi máu cơ tim”.

Theo Bộ Y tế và Phúc lợi Trung Quốc, cả Trung Quốc và Tây y đều không đồng ý với phương pháp này và không có trường hợp lâm sàng nào sử dụng phương pháp này để giúp bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim.

3. Buộc dây vào khủy tay

Trước đây, có một tin đồn lan trên mạng Trung Quốc rằng: "Trong trường hợp ai đó xung quanh bạn bị nhồi máu cơ tim, bạn thực sự có thể được cứu sống bằng một chiếc cà vạt và một chiếc tất buộc vào khủy tay".

Sau đó, Hiệp hội tim mạch Trung Quốc và Hiệp hội Y học Đài Loan đã đồng loạt bác bỏ tin đồn này.

Khưu Quang Minh, phó chủ tịch Bệnh viện Yadong, Đài Loan và là bác sĩ trưởng khoa phẫu thuật tim mạch cho biết: “Trong các trường hợp khẩn cấp như nhồi máu cơ tim, bóc tách động mạch chủ và thuyên tắc phổi không thể được giải quyết bằng phương pháp buộc dây vào tay. Đối với động mạch vành bị tắc và thiếu máu cơ tim, điều trị cấp cứu là cách tốt nhất”.

4. Ngậm nitroglycerin hoặc aspirin dưới lưỡi

Có một tin đồn cho rằng, ngậm dưỡi lưỡi nitroglycerin hoặc aspirin có thể làm giảm triệu chứng đau ngực khi bị nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, những loại thuốc này không chỉ có tác dụng khác nhau mà còn có những rủi ro đi kèm.

Tác dụng chính của thuốc nitroglycerin là làm giãn mạch máu, còn aspirin là thuốc chống kết tập tiểu cầu, có thể ngăn chặn tiểu cầu kết tụ tạo thành cục máu đông. Đối với bệnh lý nhồi máu cơ tim, 2 loại thuốc này thực sự có thể làm giảm các triệu chứng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết chính xác tình trạng khó chịu của mình có phải do nhồi máu cơ tim gây ra hay không?

Nếu huyết áp của bệnh nhân thấp, dùng viên ngậm dưới lưỡi nitroglycerin mà không được phép có thể gây hạ huyết áp và ngất xỉu, trong khi aspirin có thể gây tử vong cho những bệnh nhân bị bóc tách động mạch chủ hoặc xuất huyết.

3 cách sơ cứu đúng khi bị nhồi máu cơ tim

Nếu nghi ngờ bản thân hoặc người thân, bạn bè bị nhồi máu cơ tim cấp cứu (có triệu chứng đau tức ngực ), hãy tạm dừng mọi hoạt động ngay lập tức, đồng thời tham khảo 3 cách cấp cứu sau:

- Cho bệnh nhân ngồi hoặc nằm thẳng để kiểm tra nhịp tim và ý thức.

- Gọi ngay xe cấp cứu hoặc nhờ người khác gọi xe cấp cứu.

- Khi bệnh nhân bất tỉnh, cần khẩn trương sử dụng CPR (hồi sức tim phổi) hoặc AED (máy khử rung tim tự động).

Do nguyên nhân nhồi máu cơ tim là tắc nghẽn động mạch vành, bạn sẽ không thể tự khỏi chỉ bằng cách nằm nghỉ tại chỗ hay dùng 3 cách tự cấp cứu trên, cách duy nhất là đến bệnh viện tim mạch để kiểm tra cụ thể và sử dụng thuốc. Vì thế, bạn cần nắm bắt thời cơ và yêu cầu hỗ trợ y tế chuyên nghiệp càng sớm càng tốt.

PHƯƠNG HẰNG (Theo Helloyishi)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN