Thương hiệu Viettel trị giá 5,8 tỷ đô kinh doanh thế nào trong mùa dịch COVID-19?

Mặc dù khó khăn do dịch bệnh COVID-19, nhưng trong quý I/2020, Viettel vẫn nộp ngân sách gần 10.000 tỷ đồng. 
 
Vừa qua, Brand Finance – nhà tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới đã công bố danh sách 150 nhà mạng có giá trị lớn nhất thế giới 2020 (Telecoms 150). Theo công bố, Viettel xếp thứ 28 trên BXH tăng 9 bậc so với năm 2019 với giá trị thương hiệu đạt 5,8 tỷ USD, đứng thứ số 1 tại Đông Nam và thứ 9 tại Châu Á.
Báo cáo cho biết, Viettel là doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (34%), đưa Việt Nam trở thành 1 trong 5 quốc gia Châu Á có nhà mạng nằm trong Top 30 thương hiệu giá trị nhất thế giới.
Đáng chú ý, Viettel là nhà mạng có chỉ số sức mạnh thương hiệu tăng trưởng tốt nhất toàn cầu đạt xấp xỉ 16,3%, vượt nhà mạng Korean Telecoms của Hàn Quốc.
Để có sự tăng trưởng ấn tượng này, Tập đoàn Viettel đã nỗ lực chuyển đổi số toàn tập đoàn từ cuối năm 2018, mang đến sự thay đổi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Viettel.
Trước đó, đại diện Brand Finance cũng đánh giá rất cao những đóng góp của Viettel trong tiến trình Chuyển đổi số của Việt Nam, đặc biệt ở lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất thiết bị 5G.

Mời độc giả xem video: Cận cảnh đài radar cảnh giới VRS-2DM do Viettel tự nghiên cứu và sản xuất. Nguồn: Youtube.


Thuong hieu Viettel tri gia 5,8 ty do kinh doanh the nao trong mua dich COVID-19?
 Viettel tích cực đóng góp cho ngân sách trong quý I/2020. 
Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, quý I/2020, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội vẫn nộp ngân sách 9.400 nghìn tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch đặt ra, tương đương cùng kỳ năm ngoái.
Con số này xấp xỉ 30% tổng chi ngân sách Nhà nước cho gói hỗ trợ an sinh xã hội cho người dân gặp khó khăn bởi dịch COVID-19. Tổng số khoản hỗ trợ từ Ngân sách Trung ương và kêu gọi từ nguồn khác là 61.580 tỷ đồng; trong đó, ngân sách Nhà nước hỗ trợ 32.880 tỷ đồng.
Ngoài nỗ lực đóng góp cho ngân sách Nhà nước, trong quý I/2020 Viettel đã đóng góp nhiều giải pháp công nghệ cho Chính phủ và người dân trong phòng, chống dịch COVID-19.
Theo đó, đáp ứng yêu cầu điều hành của Chính phủ, Viettel triển khai kết nối cầu truyền hình từ Bộ Y tế đến 22 bệnh viện lớn tại các tỉnh để hỗ trợ điều hành, chẩn đoán bệnh; 700 điểm cầu truyền hình; thiết lập nhóm trao đổi của Ban Chỉ đạo trên ứng dụng Mocha; 1000 sim Viettel dùng cho cán bộ y tế từ tuyến huyện, tỉnh, trung ương...
với ngành Y tế, Viettel hỗ trợ kịp thời Tổng đài Hỗ trợ tư vấn về Covid – 19 phục vụ miễn phí 550.000 cuộc gọi tìm hiểu thông tin về bệnh dịch; xây dựng, triển khai, vận hành trang web Suckhoetoandan.vn và ứng dụng Sức khỏe Việt Nam phục vụ thông tin chính thức từ Bộ Y tế về dịch bệnh Covid-19; hệ thống khai báo y tế cho toàn dân, khai báo y tế tại hải quan; App bác sĩ 24 dùng cho các bác sĩ để theo dõi bệnh nhân; xây dựng hệ thống báo cáo dịch bệnh trên toàn quốc; triển khai hệ thống quản lý xuất nhập khẩu thuốc chống dịch. ..
Viettel cũng đã miễn phí tài khoản học, cước data Viettelstudy phục vụ việc dạy và học trực tuyến, hỗ trợ ngành giáo dục thực hiện các giải pháp cấp bách trong mùa dịch.
Đặc biệt, Viettel đã có chính sách hỗ trợ kịp thời như miễn phí tất cả các cuộc gọi nội mạng dưới 20 phút và 50 phút gọi ngoại mạng/tháng đối với lực lượng trên tuyến đầu chống dịch. Với những người dân phải thực hiện cách ly tập trung, Viettel cung cấp gói ưu đãi có thời hạn sử dụng trong 14 ngày gồm: 3GB data tốc độ cao, miễn phí toàn bộ các cuộc gọi nội mạng dưới 20 phút. Toàn bộ khách hàng đang sử dụng dịch vụ FTTH của Viettel trên toàn quốc đều được nâng băng thông lên gấp 2 lần cho cho đến khi hết dịch.
Hoàng Minh (tổng hợp)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN