Ngành thép 'đông qua hạ về': Hé lộ dự báo lợi nhuận HPG, HSG và NKG

Chứng khoán Vietcombank (VCBS) vừa có báo cáo phân tích ngành thép quý 4/2023 với chủ đề "Đông qua hạ về" trong đó dự báo lợi nhuận của HPG, HSG và NKG năm 2024 sẽ hồi phục trở lại.
Doanh số nội địa giảm trong nửa cuối năm 2023, còn xuất khẩu hồi phục
Sản lượng thép thô toàn cầu sụt giảm lớn đạt 945,4 triệu tấn trong 9 tháng 2023 (+0,1% so cùng kỳ) đến từ hầu hết các quốc gia sản xuất thép lớn trên thế giới. Một số khu vực có mức sụt giảm mạnh là EU (-9%), Mỹ (-2%) trong bối cảnh lãi suất tại các quốc gia này.
Còn giá thép xây dựng và HRC tại Trung Quốc duy trì mặt bằng giá thấp trong năm 2023 ở mức 550- 600 USD/tấn.
Trong khi đó, giá than cốc, quặng sắt, thép phế có đà giảm mạnh trong Q1/2023 trước bối cảnh nhu cầu sản xuất thép sụt giảm mạnh tại các quốc gia lớn trên thế giới. Sau đó duy trì đà tăng tốt trong Q2 và Q3/2023.
Theo VCBS, trong ngắn hạn, việc giá than cốc, thép phế và quặng sắt có đà giảm mạnh trong Q2/2023 và giá thép có đà hồi phục sẽ giúp các doanh nghiệp sản xuất thép có hoạt động kinh doanh thuận lợi hơn trong nửa cuối 2023 so với nửa đầu năm. Tuy nhiên sự hồi phục mạnh khó có thể xảy ra khi yếu tố quyết định tới biên lợi nhuận cao là nhu cầu bất động sản trở lại tại quốc gia này hiện vẫn còn rất yếu.
Về thị trường tiêu thụ, nhu cầu thị trường nội địa ghi nhận con số tiêu cực trong 9 tháng 2023 và chưa có dấu hiệu hồi phục rõ ràng.
Về mặt thị phần, HSG giảm nhẹ thị phần trong khi NKG và GDA gia tăng được thị phần tốt trong 9 tháng 2023, nguyên nhân chủ yếu do tỷ trọng xuất khẩu của NKG và GDA cao vì vậy có sự phục hồi tốt hơn HSG trong 9 tháng 2023. Trong khi đó, HPG tiếp tục gia tăng thị phần của mình với việc củng cố vị thế tại thị trường nội địa trong bối cảnh các nhà sản xuất trong ngành gặp khó khăn trong việc duy trì hoạt động kinh doanh.
Ngược lại, doanh số xuất khẩu hồi phục hỗ trợ tiêu thụ. Sản lượng xuất khẩu thép xây dựng cho thấy dấu hiệu hồi phục mạnh kể từ tháng 8/2023 trong bối cảnh Trung Quốc giảm dần cạnh tranh xuất khẩu thép xây dựng vào thời điểm cuối năm.
Doanh số xuất khẩu tôn mạ mặc dù chưa về mức cao của năm 2021 tuy nhiên cho thấy sự phục hồi tốt so với mức đáy của tháng 8/2022. Trong đó đóng góp rất lớn tới từ lượng thép xuất khẩu tới thị trường EU do nguồn cung ở đây bị ảnh hưởng nặng nền sau động đất của Thổ Nhĩ Kỳ và tình trạng thiếu hụt năng lượng diễn ra.
Biên lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng sụt giảm mạnh và có đà hồi phục chậm do 1) Giá thép xây dựng trong nước gặp áp lực điều chỉnh giảm liên tiếp trong bối cảnh nhu cầu xây dựng nội địa yếu và cạnh tranh lớn từ thép nhập khẩu Trung Quốc với giá thấp hơn; 2) Giá nguyên vật liệu đầu vào như quặng sắt, than cốc neo cao; 3) Chi phí điện tăng gây áp lực cho ngành sản xuất thép (Chiếm khoảng 10% giá vốn).
HPG duy trì là nhà sản xuất thép hiếm hoi trong ngành tại Việt Nam trở lại có lãi sau những quý kinh doanh kém khả quan. Các doanh nghiệp sản xuất khác trong ngành đang trong giai đoạn cắt giảm nhân sự, thanh lý tài sản hay bán cổ phần cho đối tác nước ngoài để có nguồn vốn duy trì hoạt động kinh doanh. VCBS cho rằng mặc dù kết quả kinh doanh đã tạo đáy tuy nhiên quá trình phục hồi đang diễn ra rất chậm và còn nhiều thách thức phía trước. 
Ngoài ra, tỷ giá dịu lại giảm áp lực lỗ cho các doanh nghiệp sản xuất thép. Đồng USD đã cho thấy đà tăng nhanh kể từ Q3/2023, điều này gây ra khoản lỗ với HPG, HSG, NKG khi phụ thuộc rất nhiều vào các hoạt động xuất nhập khẩu.
Tuy nhiên, việc tỷ giá USD/VND điều chỉnh giảm trong Q4/2023 sẽ giúp các doanh nghiệp ngành thép giảm áp lực lỗ tỷ giá trong Q4.2023.
Nganh thep 'dong qua ha ve': He lo du bao loi nhuan HPG, HSG va NKG
KQKD có sự phục hồi trong Q3.2023 ở nhóm doanh nghiệp top đầu như HPG, HSG, NKG 
Giai đoạn khó khăn của ngành, các doanh nghiệp hàng đầu có cơ cấu tài chính lành mạnh và lợi thế cạnh tranh có sự hồi phục tốt trong khi các doanh nghiệp yếu kém gặp khó khăn trong duy trì hoạt động và tiếp tục lỗ triền miên.
Ngành thép quý 4/2023 – Đông qua hạ về 
VCBS kỳ vọng giá thép Trung Quốc sẽ duy trì mặt bằng giá thấp quanh 3.600-4.200 USD/tấn như hiện nay cho tới ít nhất nửa đầu 2024 do 1) Nhu cầu thép chưa hồi phục do thị trường nhà ở Trung Quốc chưa có dấu hiệu ấm lên với số nhà xây mới liên tục sụt giảm bởi nguồn vốn để phát triển dự án vẫn còn nhiều vướng mắc tại đây; 2) Niềm tin người mua nhà tại Trung Quốc suy yếu và chưa có nhiều động lực để quay trở lại (3) Các chính sách hỗ trợ cho thị trường bất động sản cần thêm nhiều thời gian để thẩm thấu giúp thị trường hồi phục thực sự.
VCBS cho rằng việc cắt giảm nguồn cung thép và các gói chính sách đưa ra của Chính phủ sẽ chưa thể mang lại hiệu quả rõ ràng trong ngắn hạn.
Dựa theo chỉ số RMI (chỉ số BĐS Trung Quốc) vốn có tương quan khá sát với biến động giá thép, VCBS đánh giá cao khả năng chu kỳ giá thép dò đáy ít nhất sẽ cần 6 tháng tới. Hiện nay RMI đang ở dưới mốc 100 (RMI ở mức 93.44 – thấp ngang khủng hoảng BĐS Trung Quốc năm 2014-2015) cho thấy ngành BĐS Trung Quốc vẫn ở giai đoạn rất yếu. Quá trình hồi phục từ đáy thường mất từ 6 tháng tới 1 năm sau những chính sách kích thích của chính phủ. 
Theo thống kê tương quan lịch sử, biến động xu hướng của giá thép Trung Quốc và giá thép EU, Mỹ có sự tương quan chặt chẽ. Giá thép HRC tại Mỹ và EU thời gian gần đây có sự đầu cơ tăng giá mạnh mẽ trước những kỳ vọng hồi phục của nền kinh tế và những thông tin hỗ trợ từ Trung Quốc. Tuy nhiên VCBS cho rằng giá thép tại Trung Quốc khó có thể đi vào một xu hướng tăng trong nửa năm tới và gặp nhiều lực cản làm cho giá thép duy trì vùng giá thấp.
Vì vậy, VCBS đánh giá sự đầu cơ giá thép tại Mỹ và EU có thể sẽ sớm kết thúc và giá thép HRC có thể sớm quay lại điều chỉnh trong bối cảnh nguồn cung thép giá rẻ tại Châu Á sẽ sớm bù đắp phần thiếu hụt tại 2 khu vực này.
Nganh thep 'dong qua ha ve': He lo du bao loi nhuan HPG, HSG va NKG-Hinh-2
 
Trong khi đó, giá thép thanh tại Việt Nam sau đà giảm liên tiếp đã đi ngang ở mốc 13,5 triệu đồng/tấn (thấp nhất) đã hồi phục nhẹ lên mức 14 triệu đồng/tấn. Tình trạng này đến từ 1) Áp lực giảm giá theo giá thép thế giới; 2) Nhu cầu tiêu thụ thép trong nước có mức sụt giảm mạnh trong Q3/2023 làm các doanh nghiệp sản xuất phải hạ giá bán để đẩy bán hàng tồn kho; 3) Cạnh tranh với hàng nhập khẩu giá rẻ, đặc biệt từ Trung Quốc.
VCBS đánh giá giá thép ở mức 13,5 triệu đồng/tấn (giá thép thanh thấp nhất của HPG) đã là mức đáy của thép thanh do ở mức giá này các doanh nghiệp sản xuất thép bằng công nghệ lò điện EAF duy trì mức biên lợi nhuận gộp hòa vốn hoặc lỗ. Ngoài ra, giá thép thanh trong nước hiện tại đã thấp ngang với giá Trung Quốc nhập khẩu nên tiềm năng giảm giá là không nhiều. Tuy nhiên, chu kỳ giá thép sẽ có biến động tương quan với giá thép Trung Quốc như đã nhận định ở phần trước đó và khó có thể tăng giá mạnh trong thời gian tới.
Giai đoạn vừa qua giá thép có sự hồi phục chủ yếu do những kỳ vọng ngắn hạn từ các gói chính sách của Chính phủ Trung Quốc và giá đầu vào tăng cao. VCBS kỳ vọng giá thép thanh duy trì ở mức 14.000 - 15.000 triệu đồng/tấn cho đến hết nửa đầu năm 2024 trước khi có những sóng tăng giá sau đó.
Nhu cầu thị trường xuất khẩu tiếp tục tích cực trong 2024, sản lượng tiêu thụ kỳ vọng hồi phục
Theo dự báo của WSA (Hiệp hội Thép thế giới), nhu cầu tiêu thụ thép toàn thế giới trong năm 2023 hồi phục nhẹ ở mức 1,8% và tăng trưởng 1,9% vào năm 2024. Trong đó, sự hồi phục đáng kể ở đa phần các quốc gia như Châu Âu, Châu Á, Mỹ.... Quốc gia chiếm trọng số lớn nhất và thiếu động lực tăng trưởng trong 2024 là Trung Quốc với dự phóng tăng trưởng tiêu thụ thép chỉ ở mức 0%.
VCBS cho rằng giả định tăng trưởng này sẽ hợp lý trong bối cảnh nền tảng lãi suất của các quốc gia lớn như Châu Âu, Mỹ giảm xuống trong nửa cuối năm 2024 và không có trường hợp suy thoái kinh tế.
Nhu cầu nhập khẩu thép tại các quốc gia chủ lực như Mỹ, EU có tốc độ hồi phục tốt trong 9 tháng 2023 tính từ đáy Q4/2022. Nhu cầu nhập khẩu được kỳ vọng có thể tiếp tục quán tính duy trì tích cực trong các quý tiếp theo trong bối cảnh chênh lệch giá bán nội địa EU và Mỹ và khu vực Châu Á đang ở mức cao.
Đầu tư công tạo ra nhu cầu đối với thép. Năm 2023, giải ngân đầu tư công chậm tiến độ khá nhiều. VCBS kỳ vọng năm 2024, đầu tư công sẽ bứt phá bởi (1) giải ngân cho các dự án tồn đọng từ 2023 chuyển sang, và (2) gói kích thích kinh tế bổ sung của chính phủ. Tuy nhiên, VCBS cũng cần lưu ý, tỷ trọng của thép trong đầu tư công là không nhiều, bởi vậy đóng góp chưa thực sự đáng kể.
Ngoài ra, ngành BĐS nội địa dần phục hồi là bệ đỡ cho nhu cầu ngành vào 2024. Thị trường xây dựng BĐS (chiếm 60% nhu cầu thép) đang dần được tháo gỡ khó khăn nhờ những chính sách sửa đổi. Số dự án đang triển khai cho thấy sự tăng trưởng rõ rệt tại miền Bắc và có sự phục hồi tại khu vực miền Nam. Điều này giúp cho nhu cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng có thể hồi phục trong các quý tới. Điểm tiêu cực đến từ việc số dự án được cấp phép mới ngày càng suy giảm và ở mức rất thấp.
VCBS ước tính tổng sản lượng tiêu thụ thép xây dựng trong năm 2023 sẽ giảm khoảng 15% trước khi hồi phục 11% vào năm 2024. Động lực thúc đẩy tăng trưởng phần lớn tới từ sự hồi phục của thị trường xây dựng dân dụng.
HPG, HSG và NKG ra sao?
Trong bối cảnh đó, VCBS nhận định biên lợi nhuận của Hòa Phát (HPG) khó phục hồi mạnh trong Q4/2023 mặc dù sản lượng tiêu thụ tăng trở lại do giá than cốc và quặng sắt tăng mạnh trong Q2 và Q3/2023. VCBS kỳ vọng mức lợi nhuận ròng/tấn thép của HPG tương đương so với quý trước.
Tuy nhiên, áp lực từ tỷ giá giảm bớt. Nhìn chung, với những doanh nghiệp chủ yếu nhập khẩu với hàng tồn kho dự trữ lớn như HPG sẽ phát sinh chi phí chênh lệch tỷ giá khi đồng USD biến động mạnh trong thời gian ngắn. Với diễn biến điều chỉnh giảm của đồng DXY giúp hạ nhiệt cho tỷ giá. Theo đó, VCBS cho rằng lỗ chênh lệch tỷ giá trong Q4/2023 của HPG sẽ được giảm bớt.
Nganh thep 'dong qua ha ve': He lo du bao loi nhuan HPG, HSG va NKG-Hinh-3
 Dự báo KQKD của HPG 
Với Hoa Sen (HSG), VCBS cho rằng sản lượng tiêu thụ của HSG được dự sẽ tiếp tục đà phục hồi khi (1) các thị trường xuất khẩu chính như Mỹ và EU hồi phục khi lạm phát đi xuống và kỳ vọng hạ lãi suất (2) thị trường BĐS nội địa đang có những dấu hiệu tốt trong việc phục hồi, đặc biệt sau những biện pháp thúc đẩy tăng trưởng quyết liệt của Chính phủ.
Giá thép xuất khẩu tại Mỹ và EU có đà tăng tốt trong khi hàng tồn kho giá thấp được tích lũy trong 2 quý trở lại giúp biên lợi nhuận mở rộng. Tuy nhiên, VCBS cũng lưu ý giá thép HRC này cần duy trì ở mức cao trong khoảng thời gian đủ dài để giúp các doanh nghiệp hưởng lợi.
Mảng nhựa tiếp tục đóng góp tốt cho lợi nhuận của HSG. Giá hạt nhựa PVC duy trì ở mức thấp tạo điều kiện cho mảng nhựa tăng trưởng.
Tuy nhiên, VCBS cho rằng những kỳ vọng về sự phục hồi đã phản ánh đáng kể vào giá cổ phiếu trong bối cảnh lợi nhuận chưa phục hồi tương xứng.
Nganh thep 'dong qua ha ve': He lo du bao loi nhuan HPG, HSG va NKG-Hinh-4
 Dự báo KQKD của HSG 
Còn với Nam Kim (NKG), công ty tập trung xuất khẩu vào thị trường Châu Âu với kỳ vọng tăng trưởng nhu cầu thép cao nhất trong các thị trường. Với tỷ trọng doanh thu cao vào châu Âu (lên tới 50%), VCBS cho rằng doanh số xuất khẩu của NKG sẽ có sự phục hồi rất tốt trong năm 2024.
Tuy nhiên, SMC là một trong những nhà phân phối nội địa lớn của NKG đang trong giai đoạn khó khăn có thể sẽ ảnh hưởng lớn tới sự phục hồi của kênh tiêu thụ nội địa trong năm 2024.
Tương tự HSG, NKG đã nỗ lực giảm mạnh hàng tồn kho và tích được lượng lớn hàng tồn kho giá thấp trong giai đoạn Q2 và Q3/2023. Với việc giá tôn đang có đà hồi phục tốt, biên lợi nhuận trong các quý tới dự báo sẽ tốt hơn.
Nganh thep 'dong qua ha ve': He lo du bao loi nhuan HPG, HSG va NKG-Hinh-5
 Dự báo KQKD của NKG 
Minh An

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN