Doanh nghiệp dầu khí hưởng lợi kép từ giá dầu và chuỗi dự án Lô B – Ô Môn

Các cổ phiếu trong nhóm này thu hút được dòng tiền có GAS, POW, BSR, PVS, PSH, PVC, PVT,... đáng kể GAS đã có một phiên tăng mạnh hết biên độ trong ngày 31/5.
 
Phiên giao dịch 1/6 là phiên thứ 3 liên tiếp chứng kiến đà tăng của nhóm dầu khí trong bối cảnh giá dầu thế giới đang ở mức cao. Cụ thể, trên thị trường quốc tế, vào sáng 1/6 giá dầu WTI của Mỹ ở mức 115,42 USD/thùng; giá dầu thô Brent cũng đã đạt 116,31 USD/thùng.
Các cổ phiếu trong nhóm này thu hút được dòng tiền có GAS, POW, BSR, PVS, PSH, PVC, PVT,... đáng kể GAS đã có một phiên tăng mạnh hết biên độ trong ngày 31/5.
Trong báo cáo cập nhật, Chứng khoán Bản Việt (VCSC) đánh giá rằng giá dầu cao sẽ có lợi cho các cổ phiếu dầu khí. Trong đó, GAS được hưởng lợi do giá dầu tác động trực tiếp đến giá khí đầu ra. BSR sẽ được hưởng lợi từ mức chênh lệch cao giữa giá đầu vào và đầu ra trong khi PVS, PVD cũng có tiềm năng tăng nhẹ.
Mặt khác, giá dầu tăng cao không có tác động đáng kể đến PLX do hiệu suất hoạt động của nhà máy lọc dầu Nghi Sơn giảm ngoài dự kiến tương ứng với việc công ty phải nhập hàng giá cao.
Doanh nghiep dau khi huong loi kep tu gia dau va chuoi du an Lo B – O Mon
 
Còn VNDirect nhận định dự án phát triển mỏ khí Lô B – Ô Môn sẽ được trao quyết định đầu tư cuối cùng (FID) vào tháng 7, tạo tiền đề cho toàn chuỗi dự án Lô B – Ô Môn khởi công trong nửa cuối năm nay.
Bên cạnh đó, nhà điều hành mỏ khí Lô B (Phú Quốc POC) đang mở các gói thầu EPCI, mục tiêu sẽ trao các hợp đồng liên quan đến phát triển mỏ khí ngay sau khi chuỗi Lô B nhận dược FID. Do đó, VNDirect kỳ vọng đón dòng điện khí đầu tiên của dự án là khoảng cuối năm 2025, đầu năm 2026.
Theo nhận định của VNDirect, dự án này là động lực tăng trưởng mới cho các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị dầu khí tại Việt Nam, củng cố nền tảng cơ bản của ngành và thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp dầu khí trong những năm tới.
Với tổng vốn đầu tư khoảng 10 tỷ USD, VNDirect kỳ vọng chuỗi dự án Lô B – Ô Môn sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho các nhà cung cấp dịch vụ thượng nguồn và nhà thầu EPC tại Việt Nam. Mỏ khí Lô B với trữ lượng khí ước tính khoảng 107 tỷ m3 cũng sẽ đảm bảo nguồn cung cấp khí cho phát điện, thay thế một số mỏ khí trưởng thành đang ở giai đoạn khai thác cuối cùng.
Ngoài ra, 4 nhà máy điện khí tại Trung tâm điện lực Ô Môn với tổng công suất 3.810 mW sẽ bổ sung nguồn cung điện cho khu vực miền Nam trong tương lai.
Đơn vị này đánh giá, các công ty hàng đầu trong ngành có nhiều cơ hội hơn để tham gia và hưởng lợi từ dự án này, bao gồm các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thượng nguồn và nhà thầu EPC như Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PVS) và Tổng CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PVD), và Tổng Công ty Khí Việt Nam (GAS) ở phân khúc trung nguồn (cung cấp khí).
Về rủi ro đầu tư, VNDirect nhận định tiến độ dự án nhanh hơn và khối lượng công việc cao hơn dự kiến dành cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thượng nguồn nội địa có thể là rủi ro tăng giá. Song, rủi ro giảm giá là sự chậm trễ trong việc phê duyệt đầu tư dự án và trao thầu EPC.
Anh Nhi

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN