Bị nghi nhờ về độ xác thực các khoản công nợ, Thiết bị Y tế Việt Nhật nói gì?

Mới đây, CTCP Thiết bị Y tế Việt Nhật (HoSE: JVC) đã công bố Báo cáo tài chính kiểm toán cho năm 2019 với lãi giảm 74% so với con số đã báo cáo trước đó.

Cụ thể, sau kiểm toán, lãi sau thuế 2019 của JVC ở mức 2,8 tỷ đồng, giảm 74% so với con số 10,8 tỷ đồng đã công bố. Nguyên nhân có sự chênh lệch do các khoản giảm trừ doanh thu tăng 1,7 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 6 tỷ đồng sau kiểm toán.

Kiểm toán chỉ ra tại ngày 31/3, khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng hơn 59 tỷ đồng, khoản phải trả trước cho người bán ngắn hạn gần 15 tỷ đồng và khoản phải thu ngắn hạn khác bao gồm số tiền tạm ứng 16,7 tỷ đồng tồn đọng lâu ngày.

Kiểm toán không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng về tính hiện hữu của các khoản công nợ phải thu ngắn hạn của khách hàng, trả trước và tạm ứng nói trên cũng như tính chính xác của giá trị dự phòng tương ứng đã trích lập nêu trên ở niên độ trước.

Bi nghi nho ve do xac thuc cac khoan cong no, Thiet bi Y te Viet Nhat noi gi?
 

Do đó không thể xác định được liệu có cần thiết phải điều chỉnh các số liệu này trên Báo cáo tài chính hợp nhất của JVC cho năm tài chính 2019 hay không.

Giải trình về vấn đề này, JVC cho rằng do kiểm toán viên không nhận được thư xác nhận công nợ tại ngày 31/3 cho các khoản công nợ trên. Theo JVC, đây là các khoản phải thu, trả trước cho người bán phát sinh từ những năm tài chính trước trong đó bao gồm 23,6 tỷ đồng là công nợ phải thu của những công ty liên quan đến Ban Giám đốc tiền nhiệm và là số dư tạm ứng cho cán bộ công nhân viên phát sinh trong giai đoạn Ban Giám đốc tiền nhiệm điều hành.

Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính năm 2019, JVC chưa thu thập được đầy đủ thư xác nhận công nợ của các khách hàng và thư xác nhận số dư cho những khoản tạm ứng kể trên.

Anh Nhi

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN