Tân Hoàng Minh dùng hơn 10.000 tỷ huy động từ trái phiếu vào việc gì?

Công ty Tân Hoàng Minh đã thu được tổng cộng hơn 13.972 tỷ đồng, cao hơn giá trị phát hành do chia nhỏ kỳ hạn so với kỳ hạn gốc, mua đi bán lại nhiều lần cao hơn giá trị phát hành. 

Theo cáo buộc, để bán trái phiếu rộng rãi ra cho người dân (hầu hết không phải là nhà đầu tư chuyên nghiệp), "lách" quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 8 Nghị định 153/2020/NĐ-CP, vào tháng 7/2021, Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng đã thành lập Trung tâm Kinh doanh trái phiếu thuộc tập đoàn; giao cho con trai là Đỗ Hoàng Việt, Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc Trung tâm chỉ đạo, điều hành việc bán trái phiếu.

Công ty Tân Hoàng Minh đã thu được tổng cộng hơn 13.972 tỷ đồng, cao hơn giá trị phát hành do chia nhỏ kỳ hạn so với kỳ hạn gốc, mua đi bán lại nhiều lần cao hơn giá trị phát hành. 

Hằng ngày, các số liệu thu - chi đều được báo cáo cho ông Đỗ Anh Dũng qua Trung tâm Tài chính - Kế toán và Văn phòng Chủ tịch, Tổng Giám đốc để ông Dũng theo dõi, chỉ đạo, điều hành.

Tan Hoang Minh dung hon 10.000 ty huy dong tu trai phieu vao viec gi?-Hinh-2

Các bị cáo tại tòa. Ảnh: CTV

Do tin tưởng các gói trái phiếu được phát hành đúng quy định của pháp luật, có dòng tiền đầu tư thật vào dự án, báo cáo tài chính trung thực, Công ty Tân Hoàng Minh là công ty lớn, có thương hiệu nên nhiều người dân đã ký hợp đồng đầu tư trái phiếu (thực chất là mua trái phiếu) để trở thành chủ sở hữu 9 gói trái phiếu. 

Trả lời thẩm vấn tại tòa, hai bị cáo Đỗ Anh Dũng và Đỗ Hoàng Việt đều thừa nhận, đa phần số tiền huy động được từ các nhà đầu tư đều không được sử dụng đúng mục đích.

Cáo buộc chỉ ra rằng, số tiền đã huy động từ việc bán trái phiếu được ông Đỗ Anh Dũng chỉ đạo sử dụng hết như sau:

Dùng tiền của người/hợp đồng mua trái phiếu sau để trả cho người/hợp đồng mua đến hạn trước, với số tiền hơn 5.165 tỷ đồng.

Trả nợ gốc, lãi vay của các ngân hàng, tổng cộng hơn 1.976 tỷ đồng.

Thanh toán tiền mua cổ phần, dự án, tạm ứng, đặt cọc với tổng số tiền hơn 4.568 tỷ đồng.

Thanh toán các chi phí của Tập đoàn Tân Hoàng Minh, tổng số tiền hơn 929 tỷ đồng.

Chuyển tiền sử dụng theo các mục đích cá nhân của ông Đỗ Anh Dũng như đầu tư chứng khoán, trả nợ cá nhân, mua bán USD… tổng số tiền hơn 801 tỷ đồng.

Thanh toán tiền lãi và hoa hồng trái phiếu với số tiền hơn 316 tỷ đồng.

Số dư còn lại trên tài khoản Công ty Tân Hoàng Minh tại thời điểm khởi tố vụ án là hơn 214 tỷ đồng (Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thu hồi số tiền này sau khi khởi tố vụ án).

Như vậy, ngoài 214 tỷ đồng còn dư, toàn bộ số tiền đã huy động từ việc phát hành, bán trái phiếu trái quy định pháp luật được ông Đỗ Anh Dũng chỉ đạo các bị cáo, cá nhân liên quan tại Công ty Tân Hoàng Minh sử dụng hết, không đúng với mục đích, phương án phát hành trái phiếu.

Tại phiên tòa xét xử vụ Tân Hoàng Minh ngày 19/3, ông Đỗ Anh Dũng và con trai xác nhận đã khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án. Trong khi đó, các nhà đầu tư là người bị hại đều mong được nhận lại tiền đã đầu tư vào trái phiếu của Tân Hoàng Minh. Thậm chí, những người bị hại còn mong được nhận cả tiền lãi, lãi phạt.

Quá trình điều tra, truy tố, Cơ quan điều tra đã truy thu theo dòng tiền sử dụng có nguồn gốc từ tiền bán trái phiếu; tạm giữ các khoản tiền mà các bị cáo, gia đình các bị cáo, Công ty Tân Hoàng Minh và các tổ chức liên quan nộp vào tài khoản tạm giữ của Cơ quan điều tra, Cục Thi hành án Dân sự TP Hà Nội, tổng số hơn 8.645 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án.

Cơ quan điều tra cũng kê biên, phong tỏa giao dịch đối với tài sản là 8 căn hộ, nhà, đất; tài khoản chứng khoán, số dư tiền trên tài khoản của các bị cáo, người liên quan trong vụ án.

Theo T.Nhung/Nhà đầu tư

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN