Hầu hết mọi người đều gặp lỗi sai khi cắt móng tay, lấy ráy tai

Những việc như cắt móng tay, lấy ráy tai, hắt hơi,... rất quen thuộc song hầu hết mọi người đang làm sai, gây hại sức khỏe.
1. Cắt móng tay quá ngắn
Nghiên cứu chỉ ra, móng tay dài hơn 3mm trên đầu ngón làm tăng nguy cơ vi khuẩn dư thừa ẩn trong móng tay gấp 5 lần so với móng tay ngắn. Đáng lưu ý, những vi khuẩn này có thể gây viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu và một số bệnh truyền nhiễm như virus cúm.
Cắt móng tay là việc cần thiết song không nên cắt quá ngắn. Nếu thịt mềm lộ ra ngoài, mô mềm dễ bị tổn thương khi làm việc. Vi khuẩn cũng sẽ xâm nhập vào vùng dưới da thông qua phần bị tổn thương để phát triển, lâu dần dẫn đến viêm rãnh móng. Cắt móng tay, tốt nhất nên chừa khoảng 1mm, móng chân tốt nhất nên cắt vuông.
Hau het moi nguoi deu gap loi sai khi cat mong tay, lay ray tai
 Cắt móng tay quá ngắn hại nhiều hơn lợi. Ảnh minh họa
2. Che tay khi hắt hơi
Dùng tay che miệng, mũi khi hắt hơi khiến virus gây cảm lạnh có cơ hội bám vào tay, tồn tại trên da trong 3 giờ. Những virus này sẽ xâm nhập vào mắt và mũi khi đưa tay lên tiếp xúc.
Nếu không kịp lấy giấy khi hắt hơi, bạn nên hắt hơi vào khuỷu tay. Bằng cách này, bạn sẽ hạn chế sự lây lan của virus.
Hau het moi nguoi deu gap loi sai khi cat mong tay, lay ray tai-Hinh-2
 Nếu không kịp lấy giấy, bạn nên hắt hơi vào khuỷu tay để ngăn ngừa khả năng lây lan virus gây bệnh. Ảnh minh họa
3. Thắt lưng quá chặt
Thắt lưng quá chặt dễ dẫn đến tăng áp lực ổ bụng, tăng nguy cơ trào ngược axit, làm trầm trọng thêm các triệu chứng như đắng miệng, ợ chua, đau bụng trên, ho mãn tính, khó nuốt. Để có lợi, bạn chỉ nên thắt lưng vừa phải sao cho việc hô hấp diễn ra thoải mái nhất.
4. Ngủ gật trong xe
Di chuyển quãng đường dài khiến nhiều người buồn ngủ, ngủ gật trong xe. Điều đáng bàn, nếu gặp những tình huống đột ngột như rung lắc hoặc phanh gấp, ngủ gật khiến vùng cổ và đầu bị hất mạnh, dễ gây lệch đốt sống cổ.
5. Nhỏ thuốc nhỏ mắt 
Sử dụng thuốc nhỏ mắt, nhiều người nhỏ trực tiếp lên giác mạc. Đây là cách làm sai bởi nó có thể khiến giác mạc bị kích ứng. Khi chớp mắt, thuốc sẽ chảy ra ngoài làm giảm tác dụng trị bệnh.
Kỹ thuật nhỏ mắt đúng là nhỏ thuốc vào vị trí góc mắt ở gần mũi, sau đó nhắm mắt vào và dùng ngón tay (sạch) day nhẹ vào vị trí mắt, mũi tiếp xúc với nhau để thuốc có thể từ từ lan ra.
6. Lấy ráy tai
Về lý thuyết, không cần ngoáy tai vì ráy tai trong ống tai ngoài có thể tự đào thải khi con người nhai và há miệng. Một lý do khác không nên ngoáy tai là ráy có tác dụng bảo vệ nhất định đối với da của ống thính giác bên ngoài, có thể chống lại vi khuẩn có hại, bụi và côn trùng nhỏ.
Dùng lực ngoáy tai dễ gây tổn thương ống tai ngoài, dẫn đến nhọt, sưng tấy, đau tai, nặng có thể gây điếc tai. Nếu chẳng may bị thủng màng nhĩ có thể thậm chí dẫn đến điếc tai.
Ngoáy tai chỉ cần thiết khi ráy quá nhiều làm ống tai bị tắc, ảnh hưởng đến thính lực. Tốt nhất nên nhờ bác sĩ tai mũi họng giúp làm sạch ống tai. Nếu tự làm tại nhà, nên sử dụng tăm bông mềm thay vì các vật sắc nhọn như móng tay, móc sắt.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Vệ sinh bàn ủi thế nào đúng cách? 

Nguồn video: THĐT

Định Tâm (Theo Healthy Life)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN