Chứng khoán ngày 8/9: Nhà đầu tư có nên bỏ tiền vào VCS, TIG, ACB, PNJ?

Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 8/9.

Mở vị thế cho VCS tại vùng giá 65.000 đồng/cp

CTCK BSC (BSI): VCS đang nằm trong xu hướng hồi phục sau khi tạo xu hướng tăng bậc thang tại vùng giá 60.000 đồng/cp và 64.000 đồng/cp.

Thanh khoản cổ phiếu đã vượt lên ngưỡng trung bình 20 phiên, đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu. Chỉ báo RSI báo hiệu 1 nhịp điều chỉnh ngắn hạn 1,2 phiên nhằm tạo đà tăng điểm trong khi chỉ báo MACD vẫn đang ủng hộ xu hướng tăng giá.

Đường giá cổ phiếu cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku, cho thấy xu hướng tăng giá trung hạn đã hình thành.

Như vậy, nhà đầu tư có thể mở vị thế ở vùng giá 65.000 đồng/cp và chốt lãi quanh ngưỡng giá 76.000 đồng/cp, cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 60.000 đồng/cp.

Ngưỡng hỗ trợ của TIG nằm tại mức 6.500-6.700 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): TIG vẫn đang ở trong trạng thái hồi phục từ đầu tháng 8 đến nay sau khi đã có sự điều chỉnh mạnh vào cuối tháng 7.

Thanh khoản cổ phiếu trong những phiên gần đây duy trì giá trị ổn định. Các chỉ báo kỹ thuật hiện đều đang ở trong trạng thái tích cực. Phiên 7/9, các đường EMA đã tạo Golden Cross nên đây có thể là tín hiệu tích cực cho thấy cổ phiếu có thể duy trì đà tăng trong những phiên tới.

Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của TIG nằm tại khu vực 6.500-6.700 đồng/cp. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại xung quanh giá 7.400 đồng/cp, cắt lỗ nếu ngưỡng 6.300 đồng/cp bị xuyên thủng.

Chung khoan ngay 8/9: Nha dau tu co nen bo tien vao VCS, TIG, ACB, PNJ?
 Cổ phiếu nào được khuyến nghị phiên 8/9?

Khuyến nghị mua cho PNJ

CTCK Bản Việt (VCSC): Khuyến nghị mua dành cho CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) khi tin rằng các lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ (cụ thể như thương hiệu uy tín hàng đầu, hệ thống cửa hàng bán lẻ rộng khắp cũng như năng lực sản xuất và thiết kế dẫn đầu) sẽ dẫn đến tăng trưởng lợi nhuận gia tăng sau năm 2020 – bất chấp các rủi ro đến từ chi tiêu người tiêu dùng hạ nhiệt.

Mảng trang sức của PNJ có vị thế tốt để tận dụng tăng trưởng dài hạn đến từ người tiêu dùng có thu nhập trung bình cao của Việt Nam, một phần thông qua việc mở rộng cửa hàng vốn có dư địa dồi dào – đặc biệt là tại miền Bắc và các khu vực cấp 2/cấp 3.

VCSC điều chỉnh tăng giá mục tiêu thêm 2% khi nâng dự phóng LNST sau lợi ích CĐTS 2022-2022 thêm 4% chủ yếu do dự phóng doanh thu bán lẻ cao hơn một phần bị ảnh hưởng bởi điều chỉnh giảm biên LN gộp bán lẻ.

Các điều chỉnh dự báo này phần nào đến từ các chiến dịch khuyến mãi lớn của PNJ, sẽ kích thích nhu cầu nhưng cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.  

Rủi ro cho quan điểm: chi tiêu tiêu dùng thấp hơn dự kiến; mở rộng cửa hàng chậm hơn dự kiến; cạnh tranh gia tăng.

Nâng giá mục tiêu cho ACB lên 29.200 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Nâng giá mục tiêu thêm 0,7% lên 29.200 đồng/cp nhưng điều chỉnh khuyến nghị của Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) từ mua thành khả quan khi giá cổ phiếu đã tang 16,2% trong 3 tháng qua.

Mức tăng trong giá mục tiêu chủ yếu đến từ mức tăng trung bình 1,6% trong dự báo thu nhập ròng giai đoạn 2020-2024.

Mức tăng dự báo lợi nhuận của VCSC chủ yếu đến từ dự phóng chi phí dự phòng thấp hơn trung bình 4,3% của chi phí dự phòng giai đoạn 2020-2024; VCSC cho rằng năm 2020 sẽ ghi nhận mức giảm cao nhất 7,1% khi giảm dự báo tỷ lệ xử lý nợ trong khoản vay gộp còn 0,15% từ 0,3% trong báo cáo trước đó.

Dù vậy, VCSC nâng tỷ lệ nợ xấu dự phóng 2020 lên 0,95% từ 0,85% so với báo cáo trước đây. VCSC kỳ vọng NIM sẽ giảm 8 điểm cơ bản trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng đạt 15%.

VCSC cho rằng định giá của ACB là hấp dẫn với P/B 2020 đạt 1,2 lần. Dự báo ROE và ROA đạt lần lượt 2020 20,2% và 1,5%, so với trung vị ngành là 18,4% và 1,8%.

Rủi ro: (1) rủi ro cạnh tranh có thể ảnh hưởng đến quá trình tăng CASA; (2) tác động tiêu cực từ lượng khách hàng ảnh hưởng với dịch COVID-19 cao hơn dự kiến.

Anh Nhi

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN