Tượng Nhân sư Ai Cập và giả thuyết bất ngờ về nguồn gốc 9.000 năm trước

Một giả thuyết gây bất ngờ đã xuất hiện, cho rằng bức tượng Nhân sư Ai Cập có niên đại xưa hơn rất nhiều, đó là khoảng 9.000 năm trước.

Tuong Nhan su Ai Cap va gia thuyet bat ngo ve nguon goc 9.000 nam truoc
Được coi như một biểu tượng của nền văn minh Ai Cập cổ đại, tượng Nhân sư ở Giza là một bức tượng đá vôi khổng lồ mà bất cứ ai trên thế giới cũng biến đến. Xung quanh lịch sử ra đời của bức tượng này có nhiều ý kiến khác nhau từ giới sử học.

Tuong Nhan su Ai Cap va gia thuyet bat ngo ve nguon goc 9.000 nam truoc-Hinh-2
Theo tri thức phổ thông, bức tượng đã có khoảng 4.500 tuổi, được dựng cho Khafre, pharaoh thuộc Triều đại thứ Tư của Ai Cập cổ đại, sống vào khoảng năm 2603-2578 TCN. Lăng mộ của ông là kim tự tháp cao thứ hai ở Giza, sau Đại Kim tự tháp của Khufu (Kheops) – cha ông.

Tuong Nhan su Ai Cap va gia thuyet bat ngo ve nguon goc 9.000 nam truoc-Hinh-3
Để bù đắp cho việc có kích thước nhỏ hơn, kim tự tháp của Khafre được xây trên nền đất cao hơn và được bao quanh bởi nhiều kiến trúc phức tạp hơn với vô số những bức tượng, trong đó có tượng Nhân sư. Đầu Nhân Sư được cho là đã được tạo hình theo chính vị pharaoh này.

Tuong Nhan su Ai Cap va gia thuyet bat ngo ve nguon goc 9.000 nam truoc-Hinh-4
Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng tình với quan điểm trên. Vào giữa thế kỷ 19, một số nhà Ai Cập học đã chỉ ra rằng mặc dù tượng Nhân sư nằm trong khu vực kim tự tháp Khafre, không có dòng chữ khắc nào ở thời kỳ đó cho thấy giữa ông và bức tượng có liên hệ trực tiếp.

Tuong Nhan su Ai Cap va gia thuyet bat ngo ve nguon goc 9.000 nam truoc-Hinh-5
Sau này, rất nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng bức tượng gắn với cha của Khafre là Khufu hoặc với một trong những người con của Khafre là Djedefre.

Tuong Nhan su Ai Cap va gia thuyet bat ngo ve nguon goc 9.000 nam truoc-Hinh-6
Gần đây hơn, một giả thuyết gây bất ngờ đã xuất hiện, cho rằng bức tượng Nhân sư Ai Cập có niên đại xưa hơn rất nhiều, đó là khoảng 9.000 năm trước.

Tuong Nhan su Ai Cap va gia thuyet bat ngo ve nguon goc 9.000 nam truoc-Hinh-7
Những người ủng hộ giả thuyết này chỉ ra rằng phần đá vôi ở gần đỉnh của bức tượng Nhân sư đã bị xói mòn phần lớn, và lần cuối cùng khu vực này có lượng mưa đủ để gây ra mức độ xói mòn như vậy trên đá vôi là năm 7.000 TCN.

Tuong Nhan su Ai Cap va gia thuyet bat ngo ve nguon goc 9.000 nam truoc-Hinh-8
Nếu quan điểm này được khẳng định, tượng Nhân sư sẽ trở thành sản phẩm của một nền văn minh bí ẩn có từ trước thời Ai Cập cổ đại, thậm chí có thể không phải nền văn minh của loài người trên Trái đất, Đó là một quan điểm rất hấp dẫn, dù khó tin.

Tuong Nhan su Ai Cap va gia thuyet bat ngo ve nguon goc 9.000 nam truoc-Hinh-9
Dù vậy, quan điếm trên đã không đứng vững. Theo các nghiên cứu sau đó, do được dựng bằng loại đá vôi tự nhiên ở cao nguyên Giza, còn gọi là núi Mokkatam, nên tượng Nhân Sư sẽ bị xói mòn rất nhanh, điều này giải thích vì sao bức tượng trông cổ xưa hơn tuổi thật của nó.

Tuong Nhan su Ai Cap va gia thuyet bat ngo ve nguon goc 9.000 nam truoc-Hinh-10
Theo Hiệp hội Nghiên cứu Ai Cập Cổ đại, những bằng chứng về kiến trúc và địa chất đều bổ trợ cho kết luận rằng tượng Nhân Sư và những ngôi đền lân cận đều được xây dựng cùng thời với toàn bộ khu phức hợp kim tự tháp Khafre. Quan điểm này sẽ khó bị bác bỏ trong một tương lai gần...

Mời quý độc giả xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm | VTV24.

T.B (tổng hợp)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN