Tục thờ hổ bất ngờ của người Mường

Người Mường đã đến định cư ở vùng Thạch Thành được mấy trăm năm. Thuở sơ khai, vùng đất này là nơi rừng thiêng nước độc, loài hổ là bá chủ cai quản muôn loài.
Tuc tho ho bat ngo cua nguoi Muong
Những bản làng người Mường ở miền Tây Thanh Hóa, kéo dài từ vùng Thạch Thành lên đến Quan Hóa, Mường Lát từ lâu nay thờ hổ, tôn kính hổ như thần linh. Tục thờ của họ gắn với câu chuyện truyền kỳ được kể lại qua nhiều đời về loài hổ.
Tuc tho ho bat ngo cua nguoi Muong-Hinh-2
Truyền thuyết người Mường kể rằng, họ đã đến định cư ở vùng Thạch Thành được mấy trăm năm. Thuở sơ khai, vùng đất này là nơi rừng thiêng nước độc, loài hổ là bá chủ cai quản muôn loài.
Tuc tho ho bat ngo cua nguoi Muong-Hinh-3
Khi đến khai phá rừng rậm, con người đã xâm phạm đến lãnh địa tôn nghiêm của hổ đã báo thù rất tàn nhẫn. Rất nhiều người đã bị hổ giết hại, khiến việc vào rừng trở thành nỗi ám ánh với cư dân. Với mong muốn loài hổ rủ lòng thương, các gia đình đã đặt hương án để thờ con hổ.
Tuc tho ho bat ngo cua nguoi Muong-Hinh-4
Theo thông lệ, mỗi năm bốn lần, đủ bốn mùa, các bản làng người Mường đều phải sắm trâu, bò, hoặc ít nhất cũng phải là dê, lợn, đem vào rừng cúng tế.
Tuc tho ho bat ngo cua nguoi Muong-Hinh-5
Họ dựng ban thờ bằng tre, cắt tiết mổ gà, bày cả xôi thịt, rượu ngon cúng bái. Thầy cúng làm xong phận sự, thì lễ vật là trâu, bò, dê, lợn sẽ được cột vào gốc cây, rồi mọi người kéo về làng.
Tuc tho ho bat ngo cua nguoi Muong-Hinh-6
Từ cánh rừng nơi bày lễ cúng bái, tiếng gầm vang lên từ cánh rừng hoang thẳm, tĩnh mịch, khiến tất thảy đều sợ hãi. Tiếng trâu, bò rống thảm thiết rồi tắt lịm sau một cú đớp rung chuyển núi rừng.
Tuc tho ho bat ngo cua nguoi Muong-Hinh-7
Sớm hôm sau, dân bản kéo vào rừng, chỉ thấy còn cặp sừng trâu, bò, hoặc vài mẩu xương lợn, họ cho rằng Hổ thành tinh đã về thưởng thức lễ vật.
Tuc tho ho bat ngo cua nguoi Muong-Hinh-8
Năm nào dân bản cúng bái đầy đủ, thì không có ai mất mạng, còn không cúng thần hổ, thì mạng người phải thế cho lễ vật.
Tuc tho ho bat ngo cua nguoi Muong-Hinh-9
Đồng bào Mường cũng tin rằng, nếu thờ hổ thành tâm, vị chủ của núi rừng thậm chí còn phù hộ cho họ làm ăn, cày cấy được mùa. Ngược lại, mùa màng sẽ thất bát, đời sống rơi vào đói khổ...

Mời quý độc giả xem video: Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.

T.B (tổng hợp)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN