Trống đồng Đông Sơn và giả thuyết thú vị

Phải chăng trống đồng Đông Sơn chính là một cách tính lịch cổ của cha ông ta? Cư dân Đông Sơn đã chia 1 năm thành 36 tuần, mỗi tuần gồm 10 ngày?
Trong dong Dong Son va gia thuyet thu vi
 Cho đến nay, thông điệp của các hoa văn trên trống đồng Đông Sơn vẫn là ẩn số lịch sử chưa được giải đáp. Trên trang Nghiên cứu lịch sử, tác giả Đặng Thanh Bình đưa ra một giả thuyết bất ngờ: Các hoa văn này thể hiện cách tính lịch của người Việt cổ. Ảnh: Trống đồng Ngọc Lũ, BT Lịch sử quốc gia.

Trong dong Dong Son va gia thuyet thu vi-Hinh-2
 Lấy trống đồng Ngọc Lũ làm đối tượng phân tích, trên mặt trống có vành chạm khắc cảnh sinh hoạt rất sinh động, tác giả này cho rằng, các hình này có thể chia làm 10 nhóm, ứng với 10 ngày “mồng”, mỗi ngày lại có một hoạt động đặc trưng.

Trong dong Dong Son va gia thuyet thu vi-Hinh-3
 Cụ thể: Mồng 1 – Lễ cầu (hình nhà có 1 người bên trong); Mồng 2 – Giã gạo (hình 3 người); Mồng 3 – Tại gia (hình nhà nhiều người); Mồng 4 – Hội trống (hình 4 người đánh trống); Mồng 5 – Đi săn bắt (hình nhóm 6 người)...

Trong dong Dong Son va gia thuyet thu vi-Hinh-4
 Có thể phỏng đoán những cảnh sinh hoạt cơ bản này có tính chu kỳ 10 ngày, được lặp đi lặp lại theo một vòng tròn. Tạm gọi 10 ngày này là 1 tuần – là đơn vị tính thời gian cơ bản của người xưa. 

Trong dong Dong Son va gia thuyet thu vi-Hinh-5
 36 con chim ở vành 10 của trống đồng Ngọc Lũ thể hiện 36 đơn vị tuần và đó chính là độ dài 1 năm, gồm 360 ngày. 

Trong dong Dong Son va gia thuyet thu vi-Hinh-6
 Vành 8 của trống đồng Ngọc Lũ chia làm 4 nhóm chim và hươu, thể hiện 4 quãng thời gian nhỏ trong 1 năm, có thể là quãng thời gian của 4 mùa.

Trong dong Dong Son va gia thuyet thu vi-Hinh-7
 Đến đây, có thể có một cái nhìn tổng quan về “bộ lịch cổ” trên trống đồng Ngọc Lũ: 1 năm được chia thành 4 mùa và 36 tuần, mỗi tuần gồm 10 ngày.

Trong dong Dong Son va gia thuyet thu vi-Hinh-8
 Theo cách tính lịch này, sau một năm sẽ thiếu 5 ngày 6 tiếng, vậy nên ở năm thứ 2 sẽ có thêm 1 mồng. Việc cứ 2 năm có thêm 1 ngày nữa có lẽ liên quan tới hình ảnh con chim bay và con chim đậu.

Trong dong Dong Son va gia thuyet thu vi-Hinh-9
 Trên trống đồng Ngọc Lũ có hình ảnh người cầm vật dụng trông như cái đèn lồng, có thể là tượng trưng cho ngày tối, tức là ngày không có trăng, theo như dân gian thì đó là ngày cuối tháng, ngày 29 hoặc 30.

Trong dong Dong Son va gia thuyet thu vi-Hinh-10
 Số lượng và sự bài trí các hình tượng trên mặt trống đồng Ngọc Lũ và các trống đồng Đông Sơn đã biết có một số sự khác biệt. Có thể điều này phản ánh những sự điều chỉnh nhằm giảm bớt sai lệch trong cách tính lịch của người xưa sau nhiều năm quan sát.

Trong dong Dong Son va gia thuyet thu vi-Hinh-11
 Theo tác giả Đặng Thanh Bình, các hình khắc trên trống Ngọc Lũ chỉ có tính gợi ý về một cuốn lịch, chứ không thể chắc chắn nó là một bộ lịch.

Trong dong Dong Son va gia thuyet thu vi-Hinh-12
 Tóm lại, chuyện về bộ lịch của người Việt cổ trên trống đồng Đông Sơn chỉ dừng lại ở một giả thuyết. Để xác định giả thuyết này chính xác hay không, cần tìm hiểu thêm nhiều điều về trống đồng và đời sống của cư dân thời Đông Sơn.

Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN