Thú vị cá heo mũi chai dùng san hô để “làm đẹp“

Cá heo mũi chai Ấn Độ - Thái Bình Dương chăm sóc da bằng cách cọ xát vào một số loại san hô và bọt biển tiết hợp chất kháng viêm.
Thu vi ca heo mui chai dung san ho de “lam dep“
 Các nhà khoa học lần đầu tiên quan sát cá heo cọ lớp da trơn trượt vào san hô cách đây khoảng 13 năm trước ở Biển Đỏ ngoài khơi Ai Cập. Sau đó, một nhóm nghiên cứu bao gồm Angela Ziltener, nhà sinh vật học động vật hoang dã ở Đại học Zurich, trông thấy những con cá heo rúc vào những bụi san hô mềm (Rumphella aggregata).

Thu vi ca heo mui chai dung san ho de “lam dep“-Hinh-2
 Ziltener và cộng sự Gertrud Morlock, nhà hóa học phân tích ở Đại học Giessen, Đức, nghi ngờ đàn cá heo sử dụng san hô để tự chữa trị cho cơ thể, bởi san hô mềm tiết ra chất nhầy có đặc tính kháng khuẩn.

Thu vi ca heo mui chai dung san ho de “lam dep“-Hinh-3
 Khi các nhà khoa học tiếp tục quan sát, họ nhận thấy chúng cũng cọ cơ thể vào san hô sừng mềm và một loài bọt biển tên Ircinia. Giống như san hô mềm, những tổ chức sinh vật này cũng sản sinh hoạt chất sinh học, dù giới nghiên cứu chưa biết các hoạt chất đó có lợi thế nào đối với cá heo.

Thu vi ca heo mui chai dung san ho de “lam dep“-Hinh-4
 Trong nghiên cứu mới công bố, Ziltener và Morlock xác định hơn 10 hoạt chất sinh học do san hô và bọt biển tạo ra có thể giúp cá heo giữ gìn làn da khỏe mạnh. Bằng cách thường xuyên để cơ thể tiếp xúc với hợp chất, cá heo có thể ngăn chặn và điều trị viêm da cũng như duy trì hệ vi sinh vật trên da.

Thu vi ca heo mui chai dung san ho de “lam dep“-Hinh-5
 Từ lần đầu tiên tới Biển Đỏ vào năm 2009, nhóm nghiên cứu đã liên tục quay trở lại khu vực này và lặn giữa đàn cá heo mũi chai Ấn Độ - Thái Bình Dương (khoảng 360 con) sống ở ven biển Ai Cập.

Thu vi ca heo mui chai dung san ho de “lam dep“-Hinh-6
 Thông qua kết hợp khảo sát mặt biển từ trên tàu và quan sát cận cảnh dưới nước, các nhà nghiên cứu đã nhận ra mẫu hành vi của cá heo.

Thu vi ca heo mui chai dung san ho de “lam dep“-Hinh-7
 Những con cá heo thường xếp hàng, chờ tới lượt bơi lướt qua nhánh san hô mềm hoặc cọ đầu vào một đám bọt biển Ircinia cứng. Khi cọ xát, san hô và bọt biển giải phóng chất nhầy và hợp chất dính lên da cá heo. Khi đó, da của chúng đôi khi có vệt màu vàng hoặc xanh lá cây do dính hợp chất.

Thu vi ca heo mui chai dung san ho de “lam dep“-Hinh-8
 Các cá thể nhỏ nhất thường quan sát cá heo trưởng thành cọ mình vào san hô và bọt biển. Sau đó, chúng sẽ thử bắt chước hành vi, đầu tiên là cọ nhẹ một phần cơ thể vào san hô, rồi bơi nhanh qua. Quan sát trên hé lộ mỗi thế hệ cá heo đều luyện tập hành vi cọ xát vào san hô thông qua học từ cá thể khác thay vì hành động theo bản năng.

Thu vi ca heo mui chai dung san ho de “lam dep“-Hinh-9
 Ngoài thu thập ảnh chụp và video, nhóm nghiên cứu còn lấy mẫu vật san hô và bọt biển mà cá heo ưa thích. Khi quay trở về phòng thí nghiệm, Morlock và cộng sự cẩn thận phân loại mẫu vật dựa theo thành phần và xác định đặc điểm của chúng bằng kỹ thuật khối phổ độ phân giải cao.

Thu vi ca heo mui chai dung san ho de “lam dep“-Hinh-10
 Các nhà hóa học cũng đánh giá đặc tính sinh học của mỗi hợp chất thông qua kiểm tra liệu hợp chất đó có thể tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả hoặc can thiệp vào hoạt động của enzyme hay không.

Thu vi ca heo mui chai dung san ho de “lam dep“-Hinh-11
 Những phân tích này hé lộ 17 hoạt chất sinh học, 10 hoạt chất trong số đó có hiệu quả kháng khuẩn đối với cả vi khuẩn gram âm và vi khuẩn gram dương. Hai nhóm vi khuẩn khác biệt về cấu trúc thành tế bào bên ngoài và lớp màng, do đó phản ứng khác nhau đối với hợp chất kháng khuẩn.

Thu vi ca heo mui chai dung san ho de “lam dep“-Hinh-12
 Một số hợp chất đóng vai trò như chất chống oxy hóa trong khi hợp chất khác có hiệu quả giống estrogen. Những hợp chất giống hormone do san hô sừng mềm tiết ra có thể giúp da cá heo duy trì độ ẩm ướt và đàn hồi. Loại san hô này cũng tiết ra một lượng nhỏ chất độc giúp tiêu diệt ký sinh trùng trên bề mặt da.

Lê Trang (theo Live Science)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN