Thu được tín hiệu không tưởng từ thứ tạo nên vũ trụ

Kính viễn vọng vô tuyến GMRT của Ấn Độ đã thu được một tín hiệu không tưởng từ vùng không - thời gian thuộc về vũ trụ 8,8 tỉ năm trước.
Thu duoc tin hieu khong tuong tu thu tao nen vu tru
 Đó là một tín hiệu của hydro nguyên tử, một "khối xây dựng vũ trụ" đặc biệt quan trọng, có thể phổ biến trong thế giới ngày nay những cực kỳ quý hiểm ở những vùng không gian xa xôi, nơi khoảng cách hàng tỉ năm ánh sáng khiến những gì chúng ta nhìn thấy là hình ảnh của quá khứ hàng tỉ năm trước.

Thu duoc tin hieu khong tuong tu thu tao nen vu tru-Hinh-2
Theo Science Alert, một tín hiệu vượt ngoài mọi mong đợi đã được thu bởi kính viễn vọng GMRT của Ấn Độ, mà theo các tính toán cho thấy nó đã vượt qua một khoảng thời gian khổng lồ là 8,8 tỉ năm để đến được Trái Đất. Đó là một sóng ánh sáng có chiều dài 21 cm, cực kỳ khó phát hiện và vượt xa kỷ lục 4,4 tỉ năm trước đó. 

Thu duoc tin hieu khong tuong tu thu tao nen vu tru-Hinh-3
Để bắt được tín hiệu không tưởng này, nhóm khoa học gia đứng đầu bởi nhà vũ trụ học Arnab Chakaborty từ Trường Đại học McGill (Canada) và nhà vật lý thiên văn Nirupam Roy từ Viện Khoa học Ấn Độ đã sử dụng phương pháp quan sát đặc biệt, trong đó một thiên hà khác được dùng như thấu kính hấp dẫn. 

Thu duoc tin hieu khong tuong tu thu tao nen vu tru-Hinh-4
Thấu kính này "bẻ cong" không - thời gian từ nơi chứa đựng "khối xây dựng vũ trụ" đến Trái Đất, trong trường hợp này là phóng đại tín hiệu lên tới hệ số 30.Điều này giúp kính viễn vọng của họ "xuyên không" theo nghĩa đen hàng tỉ năm, nhìn thấy những thứ xa xôi hơn tầm quan sát thực sự của nó. Hydro nguyên tử được xác định thuộc về SDSSJ0826+5630, một thiên hà đang hình thành sao tại thời điểm 8,8 tỉ năm trước đó. 

Thu duoc tin hieu khong tuong tu thu tao nen vu tru-Hinh-5
Theo nhóm nghiên cứu, phát hiện cung cấp một cửa số mới vào vũ trụ sơ khai, về những thứ đã góp phần xây dựng nên thế giới khổng lồ của vũ trụ mà chúng ta đang thuộc về. 

Thu duoc tin hieu khong tuong tu thu tao nen vu tru-Hinh-6
Cách đó không lâu, một nhóm các nhà thiên văn học tại Trung tâm vật lý thiên văn vô tuyến quốc gia (NCRA) ở Pune, Ấn Độ đã phát hiện ra một vòng khí hydro bí ẩn xung quanh một thiên hà xa xôi, khi sử dụng Kính viễn vọng vô tuyến Metrewave (GMRT). 

Thu duoc tin hieu khong tuong tu thu tao nen vu tru-Hinh-7
Thiên hà có tên AGC 203001 nằm cách chúng ta khoảng 260 triệu năm ánh sáng. Trước giờ, chỉ có một hệ thống khác được biết đến với vòng hydro trung tính lớn như vậy. Nguồn gốc và sự hình thành của những vòng nhẫn như vậy vẫn là vấn đề tranh luận giữa các nhà vật lý thiên văn

Thu duoc tin hieu khong tuong tu thu tao nen vu tru-Hinh-8
Hydro trung tính phát ra sóng vô tuyến ở bước sóng khoảng 21cm. Bức xạ này từ các nguyên tử hydro trung tính đã cho phép các nhà thiên văn vô tuyến lập bản đồ lượng và phân phối khí hydro trung tính trong thiên hà Milky Way của chúng ta và trong các thiên hà khác trong vũ trụ. Thông thường, các hồ chứa khí hydro trung tính lớn được tìm thấy trong các thiên hà đang tích cực hình thành các ngôi sao mới. 

Thu duoc tin hieu khong tuong tu thu tao nen vu tru-Hinh-9
 Tuy nhiên, mặc dù không có dấu hiệu hình thành sao hoạt động, thiên hà AGC 203001 được biết là có lượng lớn hydro, mặc dù tỉ lệ phân bố chính xác của nó không được biết đến. Bản chất bất thường của thiên hà này đã thúc đẩy các nhà thiên văn học ở NCRA sử dụng GMRT để tiến hành quan sát vô tuyến độ phân giải cao để tìm ra vị trí của thiên hà này.

Thu duoc tin hieu khong tuong tu thu tao nen vu tru-Hinh-10
 Các quan sát của GMRT đã tiết lộ rằng hydro trung tính được phân phối dưới dạng một vòng nhẫn lớn nằm ngoài trung tâm, vượt ra ngoài phạm vi quy mô quang học hoạt động của thiên hà này.

Thu duoc tin hieu khong tuong tu thu tao nen vu tru-Hinh-11
 Khó hiểu hơn, các nhà thiên văn học phát hiện ra rằng, hình ảnh quang học hiện có cho thấy vòng nhẫn này không cho thấy có dấu hiệu chứa các ngôi sao. Phối hợp với hai nhà thiên văn học người Pháp là Pierre-Alain Duc và Jean-Charles Cuillandre, nhóm NCRA đã thu được hình ảnh quang học rất nhạy của hệ thống này bằng Kính viễn vọng Canada-Pháp-Hawaii (CFHT) ở Hawaii, Hoa Kỳ.

Thu duoc tin hieu khong tuong tu thu tao nen vu tru-Hinh-12
Tuy nhiên, ngay cả những hình ảnh này không cho thấy bất kỳ dấu hiệu nào của ánh sáng sao liên quan đến vòng hydro. Ngày nay vấn đề đặt ra là những gì đã có thể dẫn đến sự hình thành các vòng hydro lớn mà không có sao như vậy. 
>>>Xem thêm video: NASA 'bắn' tiểu hành tinh để bảo vệ Trái đất. Nguồn: VTV24. 


Thiên Trang (TH)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN