Thiên tài Beethoven và cái chết bí ẩn “gan teo, hộp sọ bất thường”

Kết quả khám nghiệm tử thi của Beethoven cho thấy, gan của ông đã bị xơ và teo lại nghiêm trọng. Lượng chì trong cơ thể ông cũng cao gấp hàng trăm lần.
Thien tai Beethoven va cai chet bi an “gan teo, hop so bat thuong”
 Ludwig van Beethoven qua đời vào ngày 26 tháng 3 năm 1827 sau một cơn bệnh kéo dài. Sau đó thi thể của ông đã được tiến hành khám nghiệm bởi Tiến sĩ Johann Wagner. 

Thien tai Beethoven va cai chet bi an “gan teo, hop so bat thuong”-Hinh-2
 Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy gan của nhà soạn nhạc bị xơ và teo lại nghiêm trọng, trong đó hậu quả phổ biến là cổ trướng. Các nhà nghiên cứu cho rằng nguyên nhân của việc này là do Beethoven uống nhiều rượu hoặc nhiễm trùng gan và cũng có thể là cả hai.

Thien tai Beethoven va cai chet bi an “gan teo, hop so bat thuong”-Hinh-3
Viêm gan B và C là nguyên nhân gây ra bệnh xơ gan, nhưng chúng lây lan do tiếp xúc với chất dịch cơ thể bị ô nhiễm và hầu như không được biết đến vào thời của Beethoven.

Thien tai Beethoven va cai chet bi an “gan teo, hop so bat thuong”-Hinh-4
Mặt khác, bệnh viêm gan A có thể lây nhiễm từ thức ăn, nước uống nếu không được xử lý đúng cách và rất phổ biến vào thế kỷ 19, mặc dù nó không gây ra xơ gan hoặc tổn thương cơ quan vĩnh viễn.  

Thien tai Beethoven va cai chet bi an “gan teo, hop so bat thuong”-Hinh-5
 Bên cạnh đó, các nhà khoa học phát hiện trước khi Beethoven qua đời, một người có tên Ferdinand Hiller đã lấy một sợi tóc của nhà soạn nhạc này.

Thien tai Beethoven va cai chet bi an “gan teo, hop so bat thuong”-Hinh-6
 Kết quả phân tích cho thấy lượng chì trong cơ thể nhạc sĩ thiên tài cao gấp hàng trăm lần so với người bình thường. Điều này chỉ ra Beethoven qua đời vì bị nhiễm độc chì nặng. Điều này trùng khớp với những triệu chứng bệnh của Beethoven như thường xuyên đau bụng, tính tình cáu kỉnh và dễ cáu gắt.

Thien tai Beethoven va cai chet bi an “gan teo, hop so bat thuong”-Hinh-7
 Thậm chí, có nhà khoa học nhận định nhiễm độc chì nặng là một trong những nguyên nhân khiến Beethoven đã giảm dần thính lực và cuối cùng là bị điếc. 

Thien tai Beethoven va cai chet bi an “gan teo, hop so bat thuong”-Hinh-8
  Người ta cũng đưa ra giả thuyết rằng nhà soạn nhạc Beethoven đã tiêu thụ một lượng lớn chì từ rượu. Đây là một hiện tượng rất phổ biến vì người ta dùng chì để làm ngọt các loại rượu rẻ tiền.

Thien tai Beethoven va cai chet bi an “gan teo, hop so bat thuong”-Hinh-9
 Bộ não của ông được mô tả là sở hữu "các nếp gấp phóng đại". Ngoài ra, các chất lỏng trong hộp sọ và một số màng bên trong tâm thất trái dày lên cho thấy ông có thể đã bị teo não ở một mức độ nào đó. Hộp sọ cũng được mô tả là "sở hữu độ dày bất thường".

Thien tai Beethoven va cai chet bi an “gan teo, hop so bat thuong”-Hinh-10
 Thận của Beethoven có váng, cho thấy ông có khả năng bị hoại tử nhú thận, một hậu quả của việc lạm dụng thuốc giảm đau. Các học giả không loại trừ khả năng nhà soạn nhạc mắc bệnh đái tháo đường.

Thien tai Beethoven va cai chet bi an “gan teo, hop so bat thuong”-Hinh-11
 Người viết tiểu sử về Beethoven - A.W. Thayer - trong cuốn sổ của mình, đã ghi lại lời kể của Hüttenbrenner về cái chết của Beethoven. Bản báo cáo chứng kiến tận mắt của Hüttenbrenner đôi khi được tái hiện lại để ám chỉ rằng Beethoven đã "lắc tay lên trời" vào khoảnh khắc trước khi chết.

Thien tai Beethoven va cai chet bi an “gan teo, hop so bat thuong”-Hinh-12
Những lời cuối cùng được ghi lại của Beethoven là "Thật đáng tiếc, quá muộn màng!". Câu nói này được thốt ra khi nhà soạn nhạc được thông báo về món quà gồm 12 chai rượu từ nhà xuất bản của ông. 

Mời các bạn xem video: Lola June - Thiên tài hội họa 2 tuổi người Mỹ. Nguồn: THĐT


Thùy Dung (T.H)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN