"Sao Giáng sinh” hiếm có bùng nổ trên bầu trời sau 80.000 năm

Nếu bỏ lỡ cơ hội này, những người yêu thiên văn sẽ không bao giờ có cơ hội chiêm ngưỡng sao chổi được mệnh danh "sao giáng sinh" Leonard nữa.
 ''Khi sao Giáng sinh hay sao chổi Leonard lần đầu tiên được phát hiện, nó ở gần quỹ đạo của sao Mộc và cực kỳ mờ trên bầu trời, nhưng bây giờ khi nó gần Trái đất hơn, nó sẽ là “sao chổi sáng nhất trong năm nay”, Robert Lunsford thuộc Hiệp hội Sao băng Hoa Kỳ cho biết.

 Được biết, sao chổi Leonard bay qua Trái Đất lần cuối cách đây 80.000 năm và giờ đây, nó quay trở lại vào đêm trước Giáng Sinh. Do sự tiếp cận diễn ra ngay trước đêm Giáng sinh, Leonard còn được đặt biệt danh là “sao Giáng sinh”.

 Trong đêm 23/12, sao chổi có thể được nhìn thấy trực tiếp bằng mắt thường bên dưới sao Kim sau khi Mặt trời lặn ở khu vực Tây bán cầu, trước khi di chuyển về hướng trái của sao Kim vào đêm Giáng sinh.

 Sao chổi Leonard tiếp cận gần Trái Đất nhất ở khoảng cách 34 triệu km. Sao chổi có thể nhìn thấy trên bầu trời của cả hai bán cầu Bắc và Nam cho đến cuối tháng 12.

 Nó di chuyển gần mặt trời nhất vào ngày 3/1, cách khoảng 90 triệu km. NASA cho biết nếu sao chổi không tan rã, quỹ đạo sẽ đưa nó vào không gian giữa các vì sao và không bao giờ quay trở lại.

Nhà thiên văn học Greg Leonard, một chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại Phòng thí nghiệm Mặt trăng và Hành tinh của Đại học Arizona đã phát hiện ra sao chổi vào tháng 1 và bắt đầu theo dõi chút ánh sáng mờ ảo của nó từ đó cho đến nay. 

 Leonard cũng là một sao chổi siêu nhanh, lao qua hệ mặt trời với tốc độ 71 km/giây, nhưng trông giống như một vật thể chuyển động chậm do khoảng cách với Trái Đất là rất xa.

 Leonard là một sao chổi thời kỳ dài, có nghĩa là nó không thường xuyên quay lại. Trên thực tế, sao chổi đã không đi ngang qua Trái đất trong hơn 80.000 năm, và sau khi đi ngang qua Mặt trời, nó sẽ bị đẩy ra khỏi Hệ Mặt trời của chúng ta và không bao giờ được nhìn thấy trên Trái đất nữa.

 Để quan sát sao chổi Leonard, hãy hướng về phía Sao Kim (Venus), hay Sao Hôm, thiên thể sáng nhất bầu trời vào khoảng thời gian lúc hoàng hôn.

 Hầu hết các sao chổi có chu kỳ quỹ đạo dài, như Sao chổi Leonard, đến từ Đám mây Oort, một khu vực băng giá rộng lớn bao quanh hệ Mặt trời.

 Nhưng khi Leonard thực sự đến gần Trái Đất, việc quan sát bằng mắt thường không dễ, dù một số người tinh mắt có thể thấy sao chổi này trong điều kiện trời rất tối và quang đãng. Việc sử dụng kính viễn vọng và ống nhòm sẽ giúp quan sát tốt hơn nhiều.

 Peter Veres, một nhà thiên văn học tại Trung tâm Hành tinh Nhỏ tại Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard-Smithsonian, cho biết Leonard có thể nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng “sẽ cần phải ở trong một môi trường tối, xa thành phố”.

Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn; VTV


Thùy Dung (T.H)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN